Đang gửi...

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Lượt xem 7166
Cùng với sự phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh, cùng với việc gia tăng dân số ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao thì thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng diễn ra hết sức sôi động, phức tạp, dẫn đến nhiều tranh chấp phát sinh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin về “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

Mục lục

Cùng với sự phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh, cùng với việc gia tăng dân số ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao thì thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng diễn ra hết sức sôi động, phức tạp, dẫn đến nhiều tranh chấp phát sinh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin về “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

Cơ sở pháp lý:

- Luật Đất đai 2013;

- Bộ luật Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);

- Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

1/ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 

Theo điều 500 Bộ luật dân sự 2015, ta có thể hiểu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất. 

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất liên quan tới nhiều lĩnh vực như giao dịch dân sự, hoạt động kinh doanh thương mại, quản lý đất đai nên được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Bên cạnh bộ luật dân sự còn được điều chỉnh bằng các văn bản luật chuyên ngành như luật đất đai, luật nhà ở, luật thương mại... 

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có đổi tượng là quyền sử dụng đất của bên chuyển nhượng, còn thừa đất chuyển nhượng vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước đại diện chủ sở hữu. 

2/ Điều kiện để hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực 

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) là một dạng hợp đồng đặc thù trong lĩnh vực đất đai. Vi chất phức tạp và phổ biến liên quan đến đất đai mà điều kiện để hợp đồng này có hiệu lực cũng được pháp quy định chặt chẽ hơn. 

Ngoài quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 (yêu cầu về chủ thể, mục đích và nội dung của hợp đồng và hình thức hợp đồng) thì một hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ cần phải đáp ứng các điều kiện: 

- Phải công chứng, chứng thực. Đây là điều kiện bắt buộc mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phải đáp ứng để có hiệu lực theo điểm a Khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013. 

- Phải đăng ký theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013.

3, Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 

 

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ chính là sự mâu thuẫn, xung đột giữa bên chuyển nhượng QSDĐ bên nhận chuyển nhượng QSDĐ khi thực hiện việc giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng như giao nhận QSDĐ và giao nhận tiền. Tuy nhiên cũng có trường hợp ảnh hướng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba, người thứ ba cũng có thể là chủ thể trong quan hệ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và có vai trò liên quan trực tiếp tới giá trị pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ. 

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng nên luôn thuộc quyền tự định đoạt để giải quyết tranh chấp của các bên. Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai mang yếu tố tài sản và gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng là tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận. 

Những tranh chấp xung quan hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thường gặp như sau: Giấy chứng quyền sử dụng đất bị làm giả; giấy tờ không đầy đủ; chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đỉnh mà không có sự đồng ý của tất các đồng sở hữu; giao dịch bằng giấy tay không có công chứng: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng không tiến hành giao đất theo thoả thuận do khi chuyển nhượng đất giá còn thấp nhưng sau khi chuyển nhượng giá đất lại tăng lên.... 

4, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 

Khi một vụ tranh chấp về đất đai phát sinh thì có hai hướng phổ biến đề giải quyết. Đó là hòa giải và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước ta hiện nay khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tiến hành hòa giải để giải quyết mâu thuẫn về đất đai, có thể tự hòa giải hoặc hòa giải tại UBND cấp xã. Không phải mọi tranh chấp đất đai đều phải tiến hành hòa giải cấp sở mà chỉ tranh chấp pháp luật quy định như sau thì mới bắt buộc hòa giải:

- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015. 

- Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất.... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án. 

Nếu hòa giải không thành thì các bên có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, cụ thể là yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND) có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án. Xét quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì có hai hướng xử lý: 

- Đổi với các tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết; 

- Đổi với các tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Tuy nhiên, các bên trong tranh chấp không thể đồng thời cũng yêu cầu Tòa án và UBND cùng giải quyết đổi với tranh chấp đất đai thuộc diện ng có giấy tờ trên mà chỉ được lựa chọn một phương án. 

Sau khi yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

5,Thủ tục giải quyết 

a, Đối với yêu câu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết 

Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất đai nộp một bộ hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền. Bộ hồ sơ gồm: 

- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; 

- Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; 

- Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan: biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; 

- Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; 

- Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết ;

- Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp: 

- Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải.

 Chủ tịch UBND giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết: 

- Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết (nếu cần thiết) Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết 

- Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

- Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

b, Đối với yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết

Bước 1: Người khởi kiện nộp bộ hồ sơ khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền (căn cứ vào Điều 35,37,39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Trong đó, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

- Đơn khởi kiện (đáp ứng quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015);

- Các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện (bản sao y CMND/CCCD, hộ khẩu gia đình của người khởi kiện);

- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. 

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. 

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: 

- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; - Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn; 

- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền; 

- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay.

Bước 4: Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để nộp tiền ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy bảo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. 

Bước 5: Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm .

Xét xử phúc thẩm (nếu có). 

Trên đây là những thông tin về Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: (+84) 911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Mục khác

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải