Đang gửi...

ĐIỀU KIỆN TÁCH THỬA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TỈNH KHÁNH HÒA MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 1040
Để phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương mà mỗi tỉnh khác nhau có thể quy định về hạn mức tối thiểu được phép tách thửa khác nhau và được quy định tại Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Vậy Điều kiện tách thửa quyền sử dụng đất tại tỉnh Khánh Hòa bao gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ vấn đề này.

Mục lục

Để phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương mà mỗi tỉnh khác nhau có thể quy định về hạn mức tối thiểu đưuọc phép tách thửa khác nhau và được quy định tại Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Vậy Điều kiện tách thửa quyền sử dụng đất tại tỉnh Khánh Hòa bao gòm những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ vấn đề này.

1. Cơ sở pháp lý.

- Luật Đất đai năm 2013;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính;

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

- Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ban hành quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

- Quyết định 902/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa;

- Quyết định số 30/2016/QĐ-UBND về việc điều chỉnh quyết định số 32/2014/QĐ-UBND  của UBND tỉnh về ban hành quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

2. Các trường hợp không được tách thửa đất tại tỉnh Khánh Hòa.

- Thửa đất xin tách thửa đã có quyết định thu hồi đất hoặc có văn bản về chủ trương thu hồi đất hoặc văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai.

- Thửa đất đang có tranh chấp và đang được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.

- Thửa đất có tài sản gắn liền với đất đang bị các cơ quan có thẩm quyền niêm phong tài sản để thực hiện bản án có hiệu lực của Tòa án.

- Thửa đất do cơ quan có thẩm quyền giao hoặc cho người sử dụng đất thuê để thực hiện dự án nhưng người sử dụng đất không thực hiện đầu tư dự án.

- Thửa đất sau khi tách thành thửa đất mới sẽ không có đường đi.

3. Diện tích tối thiểu được tách tửa tại tỉnh Khánh Hòa.

Trường hợp 1: Diện tích đất, kích thước cạnh tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở sau khi trừ diện tích đất phải thu hồi theo quy định của pháp luật đất đai. Được quy định tại Điều 4 Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND:

Thửa đất được phép tách thửa phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích và kích thước tối thiểu như sau:

Thứ nhất, đối với đất ở đô thị:

a) Thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới ≥ 20m:

+ Diện tích của thửa đất ≥ 45 m2;

+ Bề rộng của thửa đất ≥ 5 m;

+ Chiều sâu của thửa đất ≥ 5 m.

b) Thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới từ 10m đến < 20 m:

+ Diện tích của thửa đất ≥ 36 m2;

+ Bề rộng của thửa đất ≥ 4 m;

+ Chiều sâu của thửa đất ≥ 4 m.

c) Thửa đất nằm tiếp giáp hẻm, đường nội bộ có lộ giới < 10 m:

+ Diện tích của thửa đất ≥ 36 m2;

+ Bề rộng của thửa đất ≥ 3 m;

+ Chiều sâu của thửa đất ≥ 3 m.

Thứ hai, đối với đất ở tại nông thôn:

a) Thửa đất tiếp giáp đường quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ, liên thôn, liên xã:

+ Diện tích của thửa đất ≥ 45 m2;

+ Bề rộng của thửa đất ≥ 5 m;

+ Chiều sâu của thửa đất ≥ 5 m.

b) Đối với các đảo:

+ Diện tích tối thiểu là 40m2;

+ Bề rộng của lô đất ≥ 4m;

+ Chiều sâu của lô đất ≥ 4m.

c) Các khu vực khác còn lại.

+ Diện tích của thửa đất ≥ 60 m2.

+ Bề rộng của thửa đất ≥ 5 m;

+ Chiều sâu của thửa đất ≥ 5 m.”

Trường hợp thửa đất có nhiều cạnh, hình dạng phức tạp khi tách thửa đủ diện tích của lô đất nhưng không đủ bề rộng, chiều sâu của lô đất theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp hai, đối với Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp sau khi trừ diện tích đất phải thu hồi theo quy định của pháp luật đất đai. Được quy định tại Điều 5 Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND:

1. Đất trồng lúa

- Vùng tập trung: 1000 m2;

- Vùng phân tán: 500 m2.

2. Đất trồng cây hàng năm khác

- Vùng tập trung: 2000 m2;

- Vùng phân tán: 300 m2.

3. Đất trồng cây lâu năm

- Vùng tập trung: 1000 m2;

- Vùng phân tán: 200 m2.

4. Đất làm muối

- Vùng tập trung: 5000 m2;

- Vùng phân tán: 500 m2.

5. Đất nuôi trồng thủy sản

- Nước ngọt: 100 m2;

- Nước mặn, lợ: 5000 m2.

6. Đất rừng sản xuất

- Khu vực đô thị: 1000 m2;

- Khu vực nông thôn: 5000 m2.

4. Hồ sơ, thủ tục tách thửa đất tại tỉnh Khánh Hòa.

Hồ sơ cần có được quy định tại khoản 11 Điều 9 Nghị định 24/2014/NĐ-BTNMT:

a) Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;

b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.”

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên và Môi trường.

Thủ tục tách thửa đất căn cứ Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ–CP, cụ thể như sau:

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

- Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

- Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ, chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.

- Bước 4: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện:

+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

+ Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền.
  • Văn phòng đăng ký đất đai chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
  • Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.

- Bước 5: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp.

Trên đây là những thông tin về vấn Điều kiện tách thửa quyền sử dụng đất mới nhất tại tỉnh Khánh Hòa mới nhất năm 2022 . Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Mục khác

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải