PHÂN BIỆT SỔ ĐỎ VÀ SỔ HỒNG
Mục lục
Hiện nay, sổ đỏ và sổ hồng là 2 loại giấy tờ không còn xa lạ gì đối với người dân. Sổ hồng, sổ đỏ là tên gọi người dân tự đặt dựa trên màu sắc của loại giấy tờ liên quan đến đất đai, nhà cửa. Tuy nhiên, còn có những người chưa biết chính xác những khái niệm và đặc điểm của 2 loại giấy trờ này. Qua bài viết này, Luật Doanh Trí sẽ phân biệt cụ thể về từng loại giấy tờ được nêu trên.
I. Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
II. Khái niệm sổ đỏ và sổ hồng
1. Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ hay bìa đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho các khu vực ngoài đô thị (nông thôn), được quy định tại nghị định số 60-CP của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của tổng cục địa chính.
Các loại đất được cấp sổ đỏ: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất làm nhà ở thuộc nông thôn. Hình thức bên ngoài sổ có màu đỏ đậm, do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sử dụng.
Ngoài ra, đa phẩn sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình, nên khi chuyển nhượng hoặc thực hiện các giao dịch dân sự nói chung liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải có chữ ký của tất cả các thành viên đủ 18 tuổi trở lên có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình. Trong khi đó, đối với sổ hồng thì chuyển nhượng, giao dịch chỉ cần chữ ký của người hoặc những người đúng tên trên giấy chứng nhận.
2. Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là tên gọi dựa trên màu sắc của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở do Bộ Xây dựng ban hành. Bên trong sổ đỏ ghi rõ các nội dung sau: Sở hữu nhà ở như thế nào, sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung: Cấp cho nhà riêng đất hoặc nhà chung đất như nhà chung cư.
III. Sổ đỏ và Sổ hồng khác nhau như thế nào?
1. Về ý nghĩa
Sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn) được cung cấp cho chủ sở hữu theo quy định (Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị):
- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”;
- Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở nhà” (theo Điều 11 luật nhà ở 2005)
Sổ đỏ là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 luật đất đai 2003)
2. Về cơ quan ban hành
Sổ hồng được Bộ Xây dựng ban hành còn Sổ đỏ được Bộ tài nghuyên và môi trường ban hành.
3. Hình thức
Sổ hồng có màu hồng, bên ngoài trang đầu tiên ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Sổ đỏ có màu đỏ, trang đầu tiên có dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
IV. Có phải đổi sổ đỏ sang sổ hồng không?
Ngày 10/12/2009, theo Nghị Định 88/2009/NĐ-CP của Chính Phủ đã quy định, thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một loại giấy chung có tên gọi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…
Tại Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định là loại giấy cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
Trong khi đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp đã được cấp giấy Chứng nhận trước ngày 10/12/2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định.
Trên đây là những thông tin về "Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng.” Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Hotline: (+84) 911.233.955 – (024) 6293 8326
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- ĐIỀU KIỆN TÁCH THỬA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI ĐẤT Ở VÀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THỪA THIÊN HUẾ
- THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LẦN ĐẦU NĂM 2022 TẠI THÁI BÌNH
- THỦ TỤC TÁCH THỬA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐẤT Ở TẠI THỪA THIÊN HUẾ
- TƯ VẤN THỦ TỤC TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VĨNH PHÚC MỚI NHẤT NĂM 2022
- TƯ VẤN THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI LẠNG SƠN MỚI NHẤT NĂM 2022
- TRÌNH TỰ THỰC HIỆN MUA BÁN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI LƯƠNG SƠN MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BỔ SUNG TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀO GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI NAM ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- ĐIỀU KIỆN TÁCH THỬA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TỈNH KHÁNH HÒA MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC MUA BÁN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHƯA CÓ SỔ ĐỎ MỚI NHẤT TẠI VĨNH PHÚC NĂM 2022
- THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TỪ CÁ NHÂN SANG CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN TẠI CỦ CHI MỚI NHẤT NĂM 2022
- ĐIỀU KIỆN GIAO ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỚI NHẤT NĂM 2022 TẠI PHÚC YÊN
- THỦ TỤC THAM GIA ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MỚI NHẤT NĂM 2022 TẠI HÀ NỘI
- NHỮNG LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022