Đang gửi...

NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHẢI ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI

Lượt xem 6953
Theo quy định của pháp luật hiện hành quy định về đất đai hiện nay, đăng ký đất đai trong đó đăng ký quyền sử dụng đất là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng đất. Việc người người dân thực hiện tốt các thủ tục đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng đất như chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, đồng thời cũng tạo điều kiện để nhà nước thực hiện tốt công tác về quản lý đất đai. Việc người sử dụng đất đăng ký đất đai là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Bằng các thủ tục pháp lý về lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký đất đai quy định trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước trong việc quản lý đất đai và người sử dụng đất trong việc chấp hành pháp luật đất đai. Việc đăng ký đất đai là cần thiết và quan trọng vì các giấy tờ tài liệu mang tính ràng buộc về pháp lý như hồ sơ địa chính và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài liệu cung cấp đầy đủ thông tin nhất và là cơ sở pháp lý chặt chẽ để xác định các quyền và lợi ích của người sử dụng đất sẽ được Nhà nước bảo vệ, trong trường hợp có xảy ra các tranh chấp hoặc bị xâm phạm quyền lợi. Ngoài ra, việc đăng ký đất đai cũng xác định các nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Vậy, những trường hợp nào phải thực hiện đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật Việt Nam? Cùng Luật Doanh Trí tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Mục lục

 

Theo quy định của pháp luật hiện hành quy định về đất đai hiện nay, đăng ký đất đai trong đó đăng ký quyền sử dụng đất là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng đất. Việc người người dân thực hiện tốt các thủ tục đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng đất như chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, đồng thời cũng tạo điều kiện để nhà nước thực hiện tốt công tác về quản lý đất đai. Việc người sử dụng đất đăng ký đất đai là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Bằng các thủ tục pháp lý về lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký đất đai quy định trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước trong việc quản lý đất đai và người sử dụng đất trong việc chấp hành pháp luật đất đai. Việc đăng ký đất đai là cần thiết và quan trọng vì các giấy tờ tài liệu mang tính ràng buộc về pháp lý như hồ sơ địa chính và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài liệu cung cấp đầy đủ thông tin nhất và là cơ sở pháp lý chặt chẽ để xác định các quyền và lợi ích của người sử dụng đất sẽ được Nhà nước bảo vệ, trong trường hợp có xảy ra các tranh chấp hoặc bị xâm phạm quyền lợi. Ngoài ra, việc đăng ký đất đai cũng xác định các nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Vậy, những trường hợp nào phải thực hiện đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật Việt Nam? Cùng Luật Doanh Trí tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

 

  1. Đăng ký đất đai là gì 

Theo quy định của Luật Đất đai 2013: Khoản 15, Điều 3 quy định “Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.” Việc đăng ký được thực hiện và áp dụng đối với mọi trường hợp sử dụng đất (kể cả các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận) hay các chủ thể được giao quản lý đất và tài sản khác gắn liền với đất.

  1. Những đối tượng phải thực hiện đăng ký đất đai 

Luật Đất đai năm 2013 quy định đăng ký đất đai là bắt buộc với mọi đối tượng sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 hay được giao đất để quản lý đất theo quy định tại Điều 8. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu (theo quy định tại Khoản 1 điều 95). Riêng đối với việc đăng ký tài sản gắn liền với đất thì thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.

 

Các đối tượng sau bắt buộc phải thực hiện đăng ký đất đai: 

  • Người sử dụng đất theo quy định của Điều 5, Luật Đất đai 2013 

Điều 5 quy định về người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

  1. Các tổ chức trong nước gồm có cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự;

  2. Các hộ gia đình, cá nhân trong nước;

  3. Các cơ sở tôn giáo gồm chùa,nhà nguyện nhà thờ, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

  4. Các cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

  5. Các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

  6. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư;

  7. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của luật pháp Việt Nam về quốc tịch.

  • Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý theo quy định của Điều 8, Luật Đất đai 2013 

1. Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:

a) Các tổ chức chịu trách nhiệm trước Nhà nước được giao cho quản lý công trình công cộng, gồm các công trình như công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;

b) Các tổ chức kinh tế chịu trách nhiệm trớc Nhà nước được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;

c) Các tổ chức chịu trách nhiệm trước Nhà nước được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;

d) Các tổ chức chịu trách nhiệm trước Nhà nước được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương.

4. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.

 

4. Những trường hợp phải đăng ký đất đai 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam về đất đai, cụ thể tại Điều 95, Luật Đất đai 2015:

“Việc thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.”

Khoản 3 và 4 của Điều 95 quy định các trường hợp phải thực hiện đăng ký đất đai: 

  • Đăng ký đất đai lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:\

a) Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;

b) Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;

c) Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;

d) Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.

  •  Đăng ký biến động đất đai được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;

c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;

d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;

đ) Chuyển mục đích sử dụng đất;

e) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

g) Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;

i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;

k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;

l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;

m) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.

Trên đây là bài viết "Những trường hợp phải đăng ký đất đai". Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: (+84) 911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./

Bài viết ngày được thực hiện bởi: toanhthu

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Mục khác

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải