Đang gửi...

ĐỊA ĐIỂM LÀM SỔ ĐỎ CHO DOANH NGHIỆP TẠI THANH HÓA

Lượt xem 905
Thanh Hóa là tỉnh có vị trí chiến lược quân sự, kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời và nhiều tiềm năng phong phú. Với các giải pháp đồng bộ, toàn diện, những năm gần đây, Thanh Hóa đã và đang nổi lên như là một điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thấy tiềm năng to lớn mà nơi đây mang lại nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tại đây. Tuy nhiên, đã tối ưu hóa khả năng kinh doanh dài hạn cần, việc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay “Sổ đỏ” là một nhu cầu cấp thiết. Với mong muốn giải đáp những thắc mắc của Quý doanh nghiệp, Luật Doanh Trí xin được giải đáp những vướng mắc và câu hỏi qua bài viết “Địa điểm làm sổ đỏ cho doanh nghiệp tại Thanh Hóa”. 

Mục lục

Thanh Hóa là tỉnh có vị trí chiến lược quân sự, kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời và nhiều tiềm năng phong phú. Với các giải pháp đồng bộ, toàn diện, những năm gần đây, Thanh Hóa đã và đang nổi lên như là một điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thấy tiềm năng to lớn mà nơi đây mang lại nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm cơ hội đầu tư tại đây. Tuy nhiên, đã tối ưu hóa khả năng kinh doanh dài hạn cần, việc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay “Sổ đỏ” là một nhu cầu cấp thiết. Với mong muốn giải đáp những thắc mắc của Quý doanh nghiệp, Luật Doanh Trí xin được giải đáp những vướng mắc và câu hỏi qua bài viết “Địa điểm làm sổ đỏ cho doanh nghiệp tại Thanh Hóa”. 


Căn cứ pháp lý:

– Luật Đất đai năm 2013;

– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai”;

– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP, ngày 06/01/2017 của Chính phủ “Quy định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai”;

– Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”;

– Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Quy định về Hồ sơ địa chính”;

– Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
I.    Điều kiện cấp “Sổ đỏ” – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Thanh Hóa 
Doanh nghiệp được sử dụng đất, cấp sổ đất phải đáp ứng những điều kiện theo quy định tại Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Cụ thể:
-    Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013.
-    Đất không có giấy tờ quy định tại Điều 101 Luật đất đai 2013
-    Đất lấn, chiếm, được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch. Tại thời điểm cấp sổ đất có nhà ở hoặc không có nhà ở thì được xem xét cấp sổ và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2017).


II.    Hồ sơ làm “Sổ đỏ” tại Thanh Hóa
Theo quy định tại Thông tư 24/2014/TT – BTNMT, doanh nghiệp phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm các giấy tờ sau:
-    Chuẩn bị đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sở dụng đất theo Mẫu số 04a/ĐK.
-    Những chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính. Các loại giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất
Ngoài 02 loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh kèm theo từng trường hợp, cụ thể:
-    Trong trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
-    Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải chuẩn bị sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng
-    Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó.
Theo khoản 9 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT – BTNMT, người nộp hồ sơ đề nghị làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lựa chọn nộp bản sao hoặc bản chính giấy tờ, cụ thể:
-    Nộp bản chính giấy tờ.
-    Nộp bản sao giấy tờ có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
-    Bản sao giấy tờ, xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao.


III.    Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Thanh Hóa
Bước 1. Nộp hồ sơ

Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ – CP, nơi nộp hồ sơ đề nghị làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
Không nộp tại UBND cấp xã
Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu (xã, phường, thị trấn nơi có đất)
Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh (bộ phận một cửa).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Những trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa nộp lệ phí thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết
Trong giai đoạn này, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc theo nhiệm vụ để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất. Đối với người sử dụng đất chỉ cần nhớ nghĩa vụ của mình đó là thực hiện nghĩa vụ tài chính. Khi nhận được thông báo nộp tiền thì nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và lưu giữ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Bước 4: Trao kết quả
Sau khi UBND cấp huyện quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ cập nhật thông tin vào Sổ địa chính. Giấy chứng nhận sẽ được trao cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Hoặc gửi Giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho người được cấp đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Người được cấp Giấy chứng nhận sẽ nhận lại bản chính giấy tờ đã được xác nhận cấp Giấy chứng nhận và Giấy chứng nhận.
IV.    Thời hạn giải quyết
Sẽ không vượt quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Thời gian này sẽ không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật. Không bao gồm thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Không tính thời gian xem xét xử lý đối với những trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật.

Nếu quý khách hàng mong muốn được giúp đỡ và sử dụng dịch vụ cấp sổ đỏ cho doanh nghiệp tại Thanh Hóa, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất và nhanh chóng nhất
Xin vui lòng liên hệ theo hình thức sau:
Hotline: 0911.233.955 – 024.6293.8326
Email: luatdoanhtri @gmail.com
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng.

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Mục khác

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải