Đang gửi...

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ SỔ ĐỎ

Lượt xem 384
Trong thời kì hiện nay, đất đai là loại bất động sản có giá trị rất lớn, đem lại lợi ích kinh tế rất nhiều cho người sở hữu. Điều đấy khiến cho tranh chấp đất ngày càng phố biến, nhất là khi giá trị đất đai đang ngày càng được tăng cao. Để giúp các quý khách hàng biết thêm những thông tin, kiến thức về quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, Luật Doanh Trí qua bài viết này sẽ đưa ra thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ cho các quý vị khách hàng.

Mục lục

Trong thời kì hiện nay, đất đai là loại bất động sản có giá trị rất lớn, đem lại lợi ích kinh tế rất nhiều cho người sở hữu. Điều đấy khiến cho tranh chấp đất ngày càng phố biến, nhất là khi giá trị đất đai đang ngày càng được tăng cao. Để giúp các quý khách hàng biết thêm những thông tin, kiến thức về quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, Luật Doanh Trí qua bài viết này sẽ đưa ra thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ cho các quý vị khách hàng.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Đất đai 2013 (Luật số 45/2013/QH13);

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một só điều của Luật Đất đai.

II. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ

1. Hòa giải tranh chấp tại UBND cấp xã

Hiện nay, tất cả các trường hợp tranh chấp đất đai thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 khi các bên không hòa giải được hoặc không hòa giải tại thôn, xóm…thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải.

Lưu ý: Hòa giải tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc. Nếu không qua hòa giải tại UBND cấp xã mà gửi đơn yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa thì sẽ bị trả lại đơn.

- Thời hạn hòa giải tại UBND cấp xã:  Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Theo khoản 4 Điều 202 Luật Đất đai, việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ kỹ của các bên tranh chấp và có xác nhận là hòa giải thành hoặc không thành của UBND cấp xã.

Biên bản hòa giải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.

Hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã sẽ xảy ra 1 trong 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Hòa giải thành (kết thúc tranh chấp đất đai)

+ Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp 2: Hòa giải không thành

Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứngnhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Như vậy, nếu các bên tranh chấp không hòa giải được nếu mốn giải quyết tranh chấp thì chỉ có sự lựa chọn là phải khởi kiện ra Tòa án.

2. Thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Bước 1: Chuẩn bị đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu.

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Sổ đỏ hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.

- Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

- Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước nhân dân.

- Các giấy tờ chứng minh khác (Tùy theo yêu cầu khởi kiện của bên khởi kiện - vì theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ, chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó của mình)

Bước 2. Nộp đơn khởi kiện

- Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.

- Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau (khoản 1 Điều 90 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết

- Nếu hồ sơ chưa đủ mà đúng thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ đủ:

+ Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.

+ Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp cho Tòa.

+ Sau đó Tòa sẽ thụ lý.

Lưu ý:

- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo, người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa án

- Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán sẽ thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử

- Chuẩn bị xét xử: Thời hạn 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (Tổng 06 tháng - Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự).

Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm (nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).

Trên đây là những thông tin về "Thủ tục giải quyết tranh chấp có sổ đỏ.” Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: (+84) 911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải