Đang gửi...

THỦ TỤC KHỞI KIỆN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 393
Theo quy định tại Điều 612 BLDS 2015 thì “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Vậy thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật hiện hành của nước ta được thức hiện như nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Mục lục

Theo quy định tại Điều 612 BLDS 2015 thì “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Vậy thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật hiện hành của nước ta được thức hiện như nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Căn cứ pháp lý.

- Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015);

- Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 ( BLTTDS 2015)

2. Người được hưởng di sản theo pháp luật.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

3. Phân chia di sản theo pháp luật.

Các trường hợp phân chia di sản theo pháp luật:

- Trường hợp người đã mất không để lại di chúc hoặc di chúc để lại không hợp pháp ( phân chia di sản theo pháp luật cho những trường hợp được hưởng di sản không theo di chúc );

-  Di chúc bị thất lạc, hư hại;

- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

- Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản;

- Hoặc có di chúc nhưng có phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

-Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

- Phần di sản có liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điển mở thừa kế...

Căn vào Điều 660 BLDS 2015 thì việc phân chia di sản theo pháp luật được tiến hành như sau:

- Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng nhằm:

+ Nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; 

+ Nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

- Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật;

+ Nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật;

+ Nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Như vậy, trong trường hợp chia thừa kế theo pháp luật người cùng hàng thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật.

Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

4. Thủ tục khởi kiện phân chia Di sản thừa kế theo pháp luật.

Hồ sơ khởi kiện gồm:

+ Đơn khởi kiện

+ Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

+ Bản kê khai các di sản;

+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;

+ Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có).

Thủ tục khởi kiện chanh chấp di sản thừa kế:

Bước 1: Xác định tranh chấp thừa kế muốn khởi kiện

Việc khởi kiện tranh chấp thừa kế yêu cầu người khởi kiện phải xác định muốn Tòa án giải quyết những vấn đề gì? Do đó các bạn cần xác định rõ:

+ Tài sản nào (di sản) yêu cầu phân chia và cách phân chia mong muốn.

+ Thời hiệu khởi kiện đòi quyền thừa kế đối với tài sản đó còn hay không.

Bước 2: Khai nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế tới Tòa án

Để Tòa án tiếp nhận giải quyết yêu cầu khởi kiện tranh chấp thừa kế thì người khởi kiện phải tự mình hoặc ủy quyền thực hiện thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện và nhận các thông báo, công văn từ Tòa án.

Bước 3: Nộp án phí tại Chi cục thi hành án dân sự

Hồ sơ sau khi được Tòa án tiếp nhận thì bạn sẽ nhận được thông báo đóng tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm. Bạn cần thực hiện việc đóng tạm ứng án phí trong vòng 07 ngày đúng với nội dung thông báo. Án phí nộp xong thì gửi biên lai gốc cho Tòa án.

Bước 4: Yêu cầu thi hành án bản án giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Tranh chấp thừa kế sau khi được Tòa án giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực mà người có nghĩa vụ không thực hiện thì người có quyền lợi được quyền nộp đơn yêu cầu thi hành án tới chi cục thi hành án dân sự để được thi hành bản án.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Thủ tục khởi kiện phân chia Di sản thừa kế theo Pháp luật mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Hotline: 024.88.83.83.83
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải