Đang gửi...

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 393
Những năm gần đây, các vấn đề tranh chấp về đất đai ngày một gia tăng. Một số người dân còn chưa năm rõ các quy định về pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai. Pháp luật luôn được sửa đổi bổ sung qua từng giai đoạn và điều này đôi khi khiến cho người dân gặp khó khăn khi tìm hiểu quy định hay thực hiện các thủ tục pháp lý. Để giúp người dân giải đáp được các thắc mắc của mình, Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án mới nhất năm 2022”.

Mục lục

Những năm gần đây, các vấn đề tranh chấp về đất đai ngày một gia tăng. Một số người dân còn chưa năm rõ các quy định về pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai. Pháp luật luôn được sửa đổi bổ sung qua từng giai đoạn và điều này đôi khi khiến cho người dân gặp khó khăn khi tìm hiểu quy định hay thực hiện các thủ tục pháp lý. Để giúp người dân giải đáp được các thắc mắc của mình, Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án mới nhất năm 2022”.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Đất đai 2013;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Bộ luật Dân sự 2015;

- Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ các điều 39, 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

- Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

- Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

3. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Bước 1: Hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp

- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

- Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Bước 2: Chuẩn bị đơn khởi kiện và đẩy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định

Bước 3: Nộp Đơn khởi kiện kèm theo hồ sơ tới Tòa án có thẩm quyền

Bước 4: Nhận giấy biên nhận hồ sơ từ Tòa án

Bước 5: Tòa án sẽ xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ gửi cho đương sự thông báo nộp tiền tam ứng án phí và thông báo thụ lý vụ án.

Bước 6: Sau khi nộp biên lai đóng tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án sẽ tiến hành phiên hòa giải và sau đó sẽ có 1 trong các quyết định sau:

Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

- Đưa vụ án ra xét xử.

Lưu ý: Trong trường hợp đưa vụ án ra xét xử, kết quả cuối cùng của phiên sơ thẩm sẽ là Bản án sơ thẩm về giải quyết tranh chấp. Sau đó, đương sự có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

4. Vấn đề về hòa giải tranh chấp đất đai

- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

- Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 024 88 83 83 83

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải