Đang gửi...

HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 569
Trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh, việc xảy ra tủi ro tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng mà Doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm đó chính là hướng giải quyết tranh chấp sao cho ít tốn kém thời gian, tiền của mà vẫn đảm bảo hiệu quả nhất. Không phải tất cả các vấn đề mẫu thuẫn kinh doanh đều chỉ có duy nhất một hình thức giải quyết. Luật Doanh Trí sẽ thông tin cho Quý bạn đọc thủ tục tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh thông qua bài viết dưới đây.

Mục lục

Trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh, việc xảy ra tủi ro tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng mà Doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm đó chính là hướng giải quyết tranh chấp sao cho ít tốn kém thời gian, tiền của mà vẫn đảm bảo hiệu quả nhất. Không phải tất cả các vấn đề mẫu thuẫn kinh doanh đều chỉ có duy nhất một hình thức giải quyết. Luật Doanh Trí sẽ thông tin cho Quý bạn đọc thủ tục tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh thông qua bài viết dưới đây.

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật đầu tư 2020;

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Luật trọng tài thương mại 2010;

- Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH 2019;

2. Pháp luật Việt Nam quy định biện pháp giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh:

Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 14 Luật đầu tư 2020, theo đó, tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Khoản 3 Điều 14 Luật đầu tư 2020 cũng quy định: Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:

a) Tòa án Việt Nam;

b) Trọng tài Việt Nam;

c) Trọng tài nước ngoài;

d) Trọng tài quốc tế;

đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.

Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

3. Các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư quốc tế:

Trong hoạt động giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, có hai hình thức giải quyết tranh chấp chính đó là phương thức giải quyết tranh chấp công và tư. Từ hình thức đều có những đặc điểm khác nhau riêng biệt

3.1. Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế công: 

Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế công bao gồm: Tham vấn, môi giới, trung gian, hoà giải, trọng tài, cơ chế riêng biệt (như hình thức áp dụng của WTO, WIPO, EU, ASEAN,..)

(i) Tham vấn (consultations): Là việc các bên tự thương lượng với nhau bằng cách đưa ra yêu cầu tham vấn và trả lời tham vấn để tìm ra và thống nhất giải pháp cho tranh chấp. Tham vấn có thể là một phương thức gqtc độc lập hoặc là một giai đoạn trong một cơ chế giải quyết tranh chấp nào đó. Có thể được quy định trong các điều ước quốc tế. 

Ví dụ tham vấn được quy định tại điều 5 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Các bên đồng ý tiến hành tham vấn theo yêu cầu của bên còn lại. Các bên gửi yêu cầu tham vấn đến Ủy ban Hỗn hợp về Phát triển Quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Ủy ban này sẽ mở phiên họp ở Hà nội hoặc Washington DC để tiến hành tham vấn. 

(ii) Môi giới (good offices), Trung gian (Mediation), Hòa giải (Conciliation): 

Môi giới là phương thức trong đó bên thứ 3 trợ giúp các bên tranh chấp trao đổi. đối thoại, khởi tạo cuộc đàm phán để thống nhất giải pháp. Việc áp dụng phương thức này là tự nguyện. 

Ví dụ: Bên môi giới phải thích hợp với các bên, thường là quốc gia hoặc cá nhân như Tổng thư ký Liên Hợp quốc, Tổng giám đốc WTO, Chủ tịch cơ quan giải quyết tranh chấp DSB,… 

Trung gian và hòa giải không có nhiều sự khác biệt lớn: các bên nhất trí lựa chọn bên thứ ba hỗ trợ, tư vấn trong việc xử lý các vấn đề còn bất đồng, tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp. 

(iii) Trọng tài (arbitration): giải quyết thông qua một hội đồng trọng tài gồm 1 hay nhiều trọng tài viên sẽ xem xét, phân tích vụ việc và đưa ra phán quyết có hiệu lực bắt buộc các bên phải tuân thủ và thực hiện. 

Ví dụ: Việc sử dụng trọng tài quy định trong Điều 25 Hiệp định về Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp trong khuôn khổ WTO (DSU) do các nước thành viên thỏa thuận lựa chọn sử dụng. 

(iii) Cơ chế riêng biệtCác cơ chế giải quyết tc riêng biệt của WTO, WIPO, EU,… thường được quy định một cách chặt chẽ , được áp dụng đối với các thực thể công là thành viên của nó. Trong các cơ chế riêng biệt này thường có quy định cả tham vấn, trung gian, hòa giải, trọng tài (có thể là một giai đoạn bắt buộc hoặc phương thức được khuyến khích thực hiện trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp). 

Ví dụ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thông qua Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm. Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) có thẩm quyền thông qua báo cáo của 2 cơ quan trên. Các quyết định của DSB được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết. Cơ chế gqtc này được quy định tại Hiệp định về Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp trong khuôn khổ WTO (DSU), trong đó có quy định về tham vấn như một bước bắt buộc và khuyến khích sử dụng môi giới, trung gian, hòa giải, trọng tài. 

3.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tư:

Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tư chủ yếu chia làm 2 loại: Phương thức xét xử tại tòa án và các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án (ADR) 

(i) Phương thức xét xử tại tòa án: Các thương nhân đưa ra Tòa án- cơ quan tài phán Nhà nước. Tòa án xem xét, giải quyết và đưa ra phán quyết bắt buộc các bên phải tuân thủ và thi hành. Đây là phương thức truyền thống và mang tính quyền lực nhà nước. Thẩm quyền của Tòa án (vụ việc, lãnh thổ, cấp xét xử), trình tự và thủ tục được pháp luật quốc tế hoặc quốc gia quy định một cách chặt chẽ. Thẩm quyền xét xử của Tòa án phát sinh trên cơ sở pháp luật, trong một số trường hợp các bên được lựa chọn tòa xét xử cũng phải được pháp luật cho phép. Phán quyết của tòa nước ngoài đối với các tctmqt tư muốn được thi hành ở một một nước thì phải được công nhận và cho thi hành bởi cơ quan có thẩm quyền của nước đó. 

Ví dụ: tranh chấp thương mại giữa thương nhân A (Việt nam) và thương nhân B (Nhật Bản) về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hai bên có thể thỏa thuận sử dụng Tòa án tại Việt Nam hoặc sử dụng tòa án tại Nhật Bản, nếu tranh chấp thuộc thẩm quyền chung quy định trong luật các nước, sau đó gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài tại Việt Nam. 

(ii) Các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án (ADR): Các phương thức phổ biến gồm: thương lượng, trung gian/hòa giải và trọng tài. Tuy nhiên một số phương thức ADR cũng được coi như một bước bắt buộc hoặc được khuyến khích thực hiện trong quá trình xét xử tại tòa án. 

Thương lượng, trung gian, hòa giải và trọng tài đã được định nghĩa bên trên. 

Các phương thức này chỉ được sử dụng khi hai bên có thỏa thuận. Các bên còn có thể thỏa thuận xây dựng, lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp, lựa chọn địa điểm, ngôn ngữ giải quyết tranh chấp, lựa chọn bên thứ 3 là người trung gian, hòa giải, trọng tài viên,… Các phương thức này ngày càng trở nên phổ biến và thể hiện nhiều ưu thế hơn so với phương thức tòa án. 

Ví dụ trong hợp đồng các bên thường thỏa thuận: Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng này sẽ được các bên giải quyết bằng phương thức hòa giải trước. Nếu các bên không hòa giải thành công, một bên có thể đưa tranh chấp lên giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. 

 

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 024 888 38383

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải