Đang gửi...

Quy định thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước.

Lượt xem 451
Việc nuôi con nuôi là một nghĩa cử cao đẹp trong xã hội hiện nay, nó thể hiện tính nhân đạo sâu sắc giúp các trẻ em có được môi trường sống và phát triển tốt hơn, đồng thời cũng giải quyết vấn đề cho các cặp vợ chồng vô sinh hay hiếm muộn bây giờ. Tuy nhiên, để việc nuôi con nuôi được đảm bảo về mặt pháp lý, thì các gia đình nhận nuôi con nên làm đầy đủ các thủ tục dưới đây mà luật pháp quy định giúp tránh xảy ra những tranh cãi, phiền hà sau này và quan trọng là tránh làm cho những đứa trẻ là con nuôi bị tổn thương. Cụ thể

Mục lục

Việc nuôi con nuôi là một nghĩa cử cao đẹp trong xã hội hiện nay, nó thể hiện tính nhân đạo sâu sắc giúp các trẻ em có được môi trường sống và phát triển tốt hơn, đồng thời cũng giải quyết vấn đề cho các cặp vợ chồng vô sinh hay hiếm muộn bây giờ. Tuy nhiên, để việc nuôi con nuôi được đảm bảo về mặt pháp lý, thì các gia đình nhận nuôi con nên làm đầy đủ các thủ tục dưới đây mà luật pháp quy định giúp tránh xảy ra những tranh cãi, phiền hà sau này và quan trọng là tránh làm cho những đứa trẻ là con nuôi bị tổn thương. Cụ thể:

1. Điều kiện đối với người nuôi con nuôi

Người nhận con nuôi phải đảm bảo có đủ các điều kiện sau đây mới có tư cách nhận nuôi con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư cách đạo đức tốt.

2. Hồ sơ nhận nuôi con nuôi

2.1. Hồ sơ nuôi con nuôi bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn xin nhận con nuôi (có mẫu) ;
  • Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  • Phiếu lý lịch tư pháp
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Lưu ý : Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước theo quy định và giấy tờ quy định có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

2.2. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:

  • Giấy khai sinh;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
  • Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
  • Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.    

3. Trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi.

 Bước 1 : Nộp hồ sơ.

Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; và lấy ý kiến của những người liên quan kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Đăng ký nuôi con nuôi.

Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010 thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch.

Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người liên quan theo quy định.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

Các hồ hồ sơ hợp lệ sau khi đã được kiểm tra, lấy ý kiến và được trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi bởi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 

Nếu có thắc mắc cần tư vấn, giải đáp xin Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua:

Hotline: 0911.233.955 hoặc Email: [email protected].

Luật Doanh Trí rất hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách!

Bài viết ngày được thực hiện bởi: huongpham

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải