Phạt đến 1,5 triệu khi nói xấu chồng trên facebook
Mục lục
Thực tế hiện nay, việc lợi dung facebook để nói xấu, bôi nhọ, thông tin thất thiệt, sai sự thật đang dần trở thành nỗi bức xúc chung của nhiều người, thu hút sự quan tâm của dư luận. Các cơ quan quản lý cũng đang "đau đầu" trong việc tìm ra giải pháp ngăn chặn, xử lý.
Theo Hiến pháp 2013, tại khoản 1 Điều 20 đã quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 cũng khẳng định: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là quyền nhân thân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Với sự phát triển của thông tin, truyền thông ngày càng nhanh chóng thì facebook nói riêng hay các trang mạng xã hội nói chung đã không còn đơn thuần là không gian riêng tư của mỗi người. Chúng có thể trở thành công cụ để một số đối tượng lợi dụng xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu người khác hay gièm pha, làm mất uy tín của cá nhân, doanh nghiệp, hay đối thủ cạnh tranh…
Phải khẳng định, mọi hành vi “nói xấu” người khác trên trang mạng xã hội mà những thông tin này là bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác là vi phạm pháp luật và chúng ta có các chế tài để xử lý đối với người có hành vi nêu trên.
Theo đểm d, khoản 1, Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Tùy theo mức độ vi phạm, tính chất của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử lý như sau:
Về xử lý hành chính: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì người có hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đống đến 10.000.000 đồng.
Về xử lý hình sự: Theo quy định của pháp luật về tội vu khống được quy định tại điều iều 156BLHS 2015 về “Tội vu khống”
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Trong đó, hành vi bịa đặt được hiểu là việc tự nghĩ ra một điều gì đó mà không có thật đối với người khác để bôi nhọ, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Còn hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt là trường hợp tuy người phạm tội không bịa đặt, nhưng lại loan truyền những thông tin mà mình biết rõ thông tin đó là do bịa đặt, không đúng sự thật. Việc loan truyền này có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như: Sao chép làm nhiều bản gửi đi cho nhiều người qua message (tin nhắn), kể lại cho người khác nghe, đăng status (trạng thái), comment (lời bình) trên facebook...
Về quyền nhân thân được bảo vệ theo Bộ luật Dân sự: Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của mình. Ngoài ra, cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự nhân phảm, uy tín còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thương thiệt hại.
Việc sử dụng mạng xã hội để tung tin đồn thất thiệt nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác hiện nay đã đến mức báo động. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít trường hợp người vi phạm bị xử lý nên tình trạng vi phạm ngày càng phổ biến, không có điểm dừng vì không phải trường hợp nào, người bị nói xấu, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm cũng đều lên tiếng phản đối và người bị nói xấu, bị xúc phạm danh dự nhân phẩm cũng chưa nắm được các quy định pháp luật để bảo vệ cho bản thân. Điều này đặt ra yêu cầu không chỉ đối với cơ quan nhà nước mà bản thân mỗi người cũng cần ý thức và có trách nhiệm đối với mỗi hành vi, lời nói của mình; lên tiếng phản biện, ngăn chặn đối với những hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội.
Chính vì vậy các chị vợ nên cẩn thận khi lên mạng xã hội nói xấu chồng nhé, không chỉ ảnh hưởng đến tình cảm gia đình mà còn vi phạm pháp luật.
Mọi thông tin thắc mắc và cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ qua
Hotline: 0911.233.955 hoặc Email: [email protected].
Luật Doanh Trí rất hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách!
Bài viết ngày được thực hiện bởi: huongpham
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- HẬU QUẢ CỦA VIỆC TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC KHỞI KIỆN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG ĐƯỢC PHÂN CHIA NHƯ THẾ NÀO KHI LY HÔN MỚI NHẤT NĂM 2022
- XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT 2022
- NHỮNG TRƯỜNG HỢP CÔNG NHẬN HÔN NHÂN HỢP PHÁP THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HOÀI ĐỨC MỚI NHẤT NĂM 2022
- GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ QUYỀN NUÔI CON VÀ VẤN ĐỀ CẤP DƯỠNG, THĂM NOM CON SAU HÔN NHÂN MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN MỚI NHẤT NĂM 2022
- THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH MỚI NHẤT NĂM 2022