Đang gửi...

NGHĨA VỤ CHUNG VỀ TRẢ NỢ, QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN

Lượt xem 422
Tranh chấp khi chia tài sản chung vợ chồng , nghĩa vụ trả nợ và nuôi con sau ly hôn là tranh chấp phức tạp trong lĩnh vực hôn nhân , gia đình.Hãy cùng Doanh Trí tìm hiểu qua bài viết sau :

Mục lục

Tranh chấp khi chia tài sản chung vợ chồng , nghĩa vụ trả nợ và nuôi con sau ly hôn là tranh chấp phức tạp trong lĩnh vực hôn nhân , gia đình.Hãy cùng Doanh Trí tìm hiểu qua bài viết sau :

A. Cơ sở pháp lý:

-Luật HNGD 2014

B. Nghĩa vụ trả nợ chung sau khi ly hôn

Nếu khoản nợ chung là của cả hai vợ chồng và phát sinh trong thời kì hôn nhân, thì cả hai bên phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản với khoản nợ này theo nguyên tắc tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được Tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

“Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Nếu giữa hai bên không thỏa thuận được nghĩa vụ thanh toán nợ, tòa sẽ ra quyết định cả hai phải chịu trách nhiệm liên đới về khoản nợ chung, tức bên chủ nợ có quyền yêu cầu bất kì ai trong hai bên phải có nghĩa vụ thanh toán nợ.

Trong trường hợp của bạn, bạn đã thanh toán hơn một nửa số nợ, vậy thì sau khi ly hôn, bạn có quyền yêu cầu người chồng thực hiện nghĩa vụ thanh toán nốt số nợ còn lại theo nguyên tắc thỏa thuận dân sự. Nếu người chồng không đồng ý, bạn cần đưa ra những bằng chứng chứng minh mình là người đã độc lập thanh toán một nửa số tiền nợ chung của hai vợ chồng để Tòa án có căn cứ giải quyết, nếu không có bằng chứng thuyết phục, Tòa án có thể ra quyết định cả hai vợ chồng bạn phải chịu trách nhiệm liên đới phần nợ còn lại này.

C. Quyền nuôi con và yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn

Căn cứ khoản 2,3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Nếu con chung của các bạn trên 07 tuổi thì cháu có quyền tự quyết định người nuôi dưỡng trong trường hợp bố mẹ ly hôn, nếu con dưới 07 tuổi, bố mẹ tự thỏa thuận quyền nuôi con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trong trường hợp hai bên không tự thỏa thuận được quyền nuôi con, Tòa án sẽ giải quyết về quyền nuôi con theo quy định của pháp luật và phải phù hợp với lợi ích của cháu bé. Nếu bạn chứng minh được người bố không thực hiện tốt nghĩa vụ của người chồng, người cha, hoặc không có công việc và thu nhập ổn định, hoặc điều kiện gia đình, nhân phẩm không tốt,… bạn có thể trình bày rõ với Tòa án để được bảo vệ quyền lợi cho con và được trao quyền nuôi con.

Căn cứ Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn:

“Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”

Mức cấp dưỡng được các bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hành về "Nghĩa vụ chung về trả nợ, quyền nuôi con sau khi ly hôn ". Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

  Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

  Email: [email protected]

  Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

 Trân trọng./.

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải