Đang gửi...

HỒ SƠ CÔNG BỐ MỸ PHẨM BỊ TỪ CHỐI PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Lượt xem 1311
Do hoạt dộng kinh doanh mỹ phẩm ngày càng nhiều, và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm trong đời sống hàng ngày của người dân ngày càng tăng khiến cho hoạt động công bố lưu hành mỹ phẩm ngày càng được chú trọng. Bởi lẽ nếu muốn đưa mỹ phẩm ra lưu hành thì cá nhân tổ chức phải có giấy phép công bố mỹ phẩm. Thủ tục hành chính cho vấn đề nào cũng sẽ có khó khăn nhất định, và khi tiến hành công bố mỹ phẩm cũng vậy. Nhằm hỗ trợ cho các cá nhân tổ chức về vấn đề này, Luật Doanh Trí sẽ đưa đến cho quý khách bài viết về vấn đề khi hồ sơ công bố mỹ phẩm bị từ chối.

Mục lục

Do hoạt dộng kinh doanh mỹ phẩm ngày càng nhiều, và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm trong đời sống hàng ngày của người dân ngày càng tăng khiến cho hoạt động công bố lưu hành mỹ phẩm ngày càng được chú trọng. Bởi lẽ nếu muốn đưa mỹ phẩm ra lưu hành thì cá nhân tổ chức phải có giấy phép công bố mỹ phẩm. Thủ tục hành chính cho vấn đề nào cũng sẽ có khó khăn nhất định, và khi tiến hành công bố mỹ phẩm cũng vậy. Nhằm hỗ trợ cho các cá nhân tổ chức về vấn đề này, Luật Doanh Trí sẽ đưa đến cho quý khách bài viết về vấn đề khi hồ sơ công bố mỹ phẩm bị từ chối.

I. Cơ sở pháp lý

- Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

- Thông tư 06/2011 quy định về quản lý mỹ phẩm;

- Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành.

II. Vì sao hồ sơ công bố mỹ phẩm bị từ chối?

Công bố mỹ phẩm là việc làm bắt buộc trước khi lưu hành mỹ phẩm theo tiêu chuẩn về sản phẩm mỹ phẩm của Bộ Y tế. Vì thế nhiều đơn vị khi thực hiện thủ tục pháp lý này gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến hồ sơ công bố mỹ phẩm bị từ chối. Có một số lý do sau đây khiến hồ sơ công bố mỹ phẩm bị từ chối:

- Thứ nhất, chưa hiểu quy định về thủ tục cũng như các thành phần cần có trong hồ sơ công bố mỹ phẩm, dẫn đến việc thiếu tài liệu, giấy tờ hoặc kê khai sai, không đủ thông tin được yêu cầu phải kê khai dẫn đến việc hồ sơ bị từ chối;

- Thứ hai, pháp luật hiện hành yêu cầu chủ thể nộp đơn cần tạo tài khoản và đăng ký trên cổng thông tin một cửa quốc gia. Nhiều tổ chức, cá nhân không biết về việc này nên đã bị từ chối;

- Thứ ba, các nhân tổ chức không xác nhận được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ công bố mỹ phẩm nên nộp sai cơ quan có thẩm quyền dẫn đến hồ sơ bị trả lại;

- Thứ tư, các nghĩa vụ tài chính chưa được thực hiển đầy đủ trước khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết.

III. Các cách giải quyết vấn đề khi hồ sơ bị từ chối và trả lại

Khi đã biết được về các nguyên nhân dẫn đến việc hồ sơ bị từ chối Luật Doanh Trí sẽ đưa dến cho các bạn quy trình chuẩn để đăng ký hồ sơ công bố lưu hành mỹ phẩm.

*Để giải quyết về vấn đề điều kiện để doanh nghiệp thực hiện công bố lưu hành mỹ phẩm, Luật Doanh Trí đưa ra những điều kiện để công bố lưu hành mỹ phẩm như sau:

- Tổ chức, cá nhân đứng tên hồ sơ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có kinh doanh mỹ phẩm. (Theo pháp luật hiện hành thì mã ngành kinh doanh mỹ phẩm phải được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ví dụ như sau: 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình chi tiết: Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh)

Lưu ý: Đối với mỹ phẩm nhập khẩu từ nước ngoài mà không phải là các nước thành  viên của CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) thì phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do đáp ứng các điều kiện như sau:

+ CFS do nước xuất khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam cấp là bản chính, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.

+ CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

+ CFS phải có tối thiểu các thông tin theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý Ngoại thương và Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

Trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm được lưu hành và xuất khẩu từ các nước thành viên CPTPP (Nước thành viên CPTPP là bất kỳ Nhà nước hoặc lãnh thổ hải quan riêng nào mà Hiệp định CPTPP đã được phê chuẩn và có hiệu lực) thì không phải có CFS.”

* Để giải quyết về nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện đủ, khách hàng cần lưu ý những nghĩa vụ tài chính cần phải thực hiện như sau:

Khoản nghĩa vụ tài chính cần phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để công bố sản phẩm mỹ phẩm được quy định là 500.000 đồng/1 mặt hàng. Đây là khoản nghĩa vụ mà chủ thể hồ sơ bắt buộc phải nộp.

* Để tránh hồ sơ bị trả về vì thiếu giấy tờ trong hồ sơ, thành phần hồ sơ công bố lưu hành mỹ phầm đầy đủ như sau:

- 01 Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất);

Lưu ý: Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2011/TT-BYT.

- 01 bản Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm tại nước xuất xứ

- 01 bản Công thức thành phần của sản phẩm;

- 01 bản in thông tin về sản phẩm: Dạng sản phẩm, Dạng trình bày của sản phẩm, Mục đích sử dụng của sản phẩm.

* Cơ qua nhà nước có thẩm quyền nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm như sau, cá nhân tổ chức cần lưu ý để tránh nộp hồ sơ sai thẩm quyền:

- Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: nộp tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế.

- Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước:nộp tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất. Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, đóng gói từ bán thành phẩm nhập khẩu được coi như sản phẩm sản xuất trong nước.

Trên đây là những thông tin về "Hồ sơ công bố mỹ phẩm bị từ chối phải làm thế nào?” Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: (+84) 911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải