Thực phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm bị xử phạt thế nào nếu doanh nghiệp tự công bố?
Mục lục
Nếu kinh doanh những thực phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm nhưng doanh nghiệp lại không thực hiện đăng ký mà lại tự công bố sản phẩm thì có bị xử phạt hay không? Nếu có thì bị xử phạt thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả nắm rõ quy định về công bố thực phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm cùng mức hình phạt nếu vi phạm.
1. Mức xử phạt nếu vi phạm
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật có thể bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Buộc thu hồi thực phẩm;
- Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm.
Lưu ý: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên đây là mức phạt với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, trường hợp doanh nghiệp có thực phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm mà tự công bố sản phẩm thì có thể bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 triệu đồng.
2. Quy định về thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:
- Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định: nộp đến Bộ Y tế;
- Đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi: nộp đến Cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Uỷ ban nhân cấp tỉnh chỉ định (Sở Y tế)
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Trên đây là tư vấn của Luật Doanh Trí đối với Thực phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm bị xử phạt thế nào nếu doanh nghiệp tự công bố? Nếu Quý khách hàng có nhu cầu công bố sản phẩm hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí qua các hình thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Bài viết ngày được thực hiện bởi: adcvietnam
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- HỒ SƠ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC CẤP MỚI GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ LOẠI B, C, D MỚI NHẤT NĂM 2022
- ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DƯỢC TẠI TP. HCM MỚI NHẤT NĂM 2022
- ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƯỢC TẠI THÁI BÌNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO THUỐC TẠI HÀ NỘI MỚI NHẤT NĂM 2022
- NGUYÊN TẮC CÔNG BỐ ĐỦ ĐIỀU KIỆN PHÂN LOẠI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÍ LƯU HÀNH CHẾ PHẨM SINH HỌC MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÍ LƯU HÀNH CHẾ PHẨM DIỆT CÔN TRÙNG, DIỆT KHUẨN TRONG GIA DỤNG VÀ Y TẾ MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU VÀ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH KIT TEST COVID-19 MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC MỚI NHẤT NĂM 2022
- Hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu có cần CFS không?
- Nắm chắc 5 điều này để tự tin làm hồ sơ công bố mỹ phẩm