Đang gửi...

GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÓA CHẤT NGUY HIỂM

Lượt xem 3775
Hiện nay, hóa chất đang được sản xuất với số lượng tương đối lớn nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp nói chung và ngành hóa chất công nghiệp nói riêng. Trong khi đó, đa số các loại hóa chất đều độc hại và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người. Vì thế, giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm cần được các doanh nghiệp chú trọng. Nhận thấy những thắc mắc đến vấn đề này, Luật Doanh Trí xin cung cấp bài viết này để cung cấp tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết về giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

1. Cơ sở pháp lý

- Luật Hóa chất 2007;

- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá 2007;

- Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, năng lượng nguyên tử;

- Thông tư 09/2016/TT-BKHCN ngày 09 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa 

2. Các đối tượng phải xin cấp giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm

Giấy phép vận chuyển hoá chất nguy hiểm

Xem thêm: Quy định về công bố đủ điều kiện sản xuất chế phẩm diệt khuẩn mới nhất năm 2022

– Đường bộ: Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau:

Loại 1.

Nhóm 1.1: Các chất nổ.

Nhóm 1.2: Các chất và vật liệu nổ công nghiệp.

Loại 2:

Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.

Nhóm 2.2: Khí ga không dễ cháy, không độc hại.

Nhóm 2.3: Khí ga độc hại.

Loại 3. Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.

Loại 4.

Nhóm 4.1: Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy.

Nhóm 4.2: Các chất dễ tự bốc cháy.

Nhóm 4.3: Các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.

Loại 5.

Nhóm 5.1: Các chất ôxy hóa.

Nhóm 5.2: Các hợp chất ô xít hữu cơ.

Loại 6.

Nhóm 6.1: Các chất độc hại.

Nhóm 6.2: Các chất lây nhiễm.

Loại 7: Các chất phóng xạ

Loại 8: Các chất ăn mòn.

Loại 9. Các chất và hàng nguy hiểm khác.

– Đường thủy: Căn cứ tính chất hóa học, lý học, hàng hóa nguy hiểm được phân thành 09 loại và các nhóm sau:

Loại 1: Chất nổ.

Nhóm 1.1: Chất nổ.

Nhóm 1.2: Vật liệu nổ công nghiệp.

Loại 2: Chất khí dễ cháy, độc hại.

Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.

Nhóm 2.2: Khí ga độc hại.

Loại 3: Chất lỏng dễ cháy.

Loại 4: Chất rắn dễ cháy.

Nhóm 4.1: Chất đặc dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ đặc khử nhậy.

Nhóm 4.2: Chất dễ tự bốc cháy.

Nhóm 4.3: Chất khi gặp nước tạo ra khí dễ cháy.

Loại 5: Chất oxy hóa.

Nhóm 5.1: Chất oxy hóa.

Nhóm 5.2: Hợp chất oxit hữu cơ.

Loại 6: Chất độc hại, lây nhiễm.

Nhóm 6.1: Chất độc hại.

Nhóm 6.2: Chất lây nhiễm.

Loại 7: Chất phóng xạ.

Loại 8: Chất ăn mòn.

Loại 9: Chất và hàng hóa nguy hiểm khác.

– Đường sắt: Căn cứ tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 09 loại (các loại 1, 2, 4, 5 và 6 được chia thành các nhóm) sau đây:

Loại 1: Chất nổ.

Nhóm 1.1: Chất nổ.

Nhóm 1.2: Vật liệu nổ công nghiệp.

Loại 2: Chất khí dễ cháy, độc hại.

Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.

Nhóm 2.2: Khí ga độc hại.

Loại 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhậy.

Loại 4: Chất rắn dễ cháy.

Nhóm 4.1: Chất đặc dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ đặc khử nhậy.

Nhóm 4.2: Chất dễ tự bốc cháy.

Nhóm 4.3: Chất khi gặp nước tạo ra khí dễ cháy.

Loại 5: Chất ô xy hóa.

Nhóm 5.1: Chất ô xy hóa.

Nhóm 5.2: Hợp chất ô xit hữu cơ.

Loại 6: Chất độc hại, lây nhiễm.

Nhóm 6.1: Chất độc hại.

Nhóm 6.2: Chất lây nhiễm.

Loại 7: Chất phóng xạ.

Loại 8: Chất ăn mòn.

Loại 9: Chất và hàng nguy hiểm khác.

3. Hồ sơ cấp giấy phép vận chuyển hóa chất nguy hiểm

Giấy phép vận chuyển hoá chất nguy hiểm

Xem thêm: Thành lập công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022

Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (theo Mẫu 1);

+ Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành;

+ Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm (theo Mẫu 2);

+ Giấy phép điều khiển phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người điều khiển phương tiện vận chuyển phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm;

+ Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển, tổ chức, cá nhân phải nộp kèm theo bản sao hợp đồng thương mại hoặc bản sao văn bản thỏa thuận về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, trong đó nêu chi tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát, trọng tải);

+ Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động - vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo quy định tại Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;

+ Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người Điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

+ Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật Hóa chất, kèm theo bản sao bằng ngôn ngữ nguyên gốc của doanh nghiệp sản xuất hàng nguy hiểm (nếu có). Nội dung Phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương;

+ Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, phương tiện chứa hàng nguy hiểm theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư số 44/2012/TT- BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương, quy định danh Mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

+ Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 44/2012/TT-BCT đối với hàng hóa bắt buộc phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp theo quy định;

+ Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường (theo Mẫu).

4. Thủ tục cấp phép giấy vận chuyển hóa chất nguy hiểm

Giấy phép vận chuyển hoá chất nguy hiểm

Xem thêm: Thủ tục, trình tự kết hôn với người nước ngoài mới nhất năm 2022

- Lãnh đạo Ban Đánh giá sự phù hợp - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phê giao nhiệm vụ cho cán bộ xử lý.

- Vào sổ công văn đến của Ban Đánh giá sự phù hợp.

- Xử lý hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu theo quy định tại về điều kiện đối với hóa chất nguy hiểm, phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải và yêu cầu khác được quy định tại Mục II Thông tư số 10/2008/TT-BKHCN ngày 08/8/2008, cán bộ thực hiện soạn thảo Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và tờ trình trình Lãnh đạo Tổng cục.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục II Thông tư số 10/2008/TT-BKHCN ngày 08/8/2008, cán bộ soạn thảo công văn yêu cầu bổ sung các tài liệu còn thiếu.

- Lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ký phê duyệt.

Trên đây là ý kiến giải đáp về giấy phép vận chuyển hoá chất nguy hiểm. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Tô Anh Thư

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải