Đang gửi...

Trình tự, thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất năm 2022

Lượt xem 321
Hiện nay, người Việt Nam kết hôn với Việt kiều, kết hôn với người ngoại quốc rất phổ biến. Và chính sách liên quan đến đăng ký kết hôn với người nước ngoài cũng có nhiều thay đổi, với mục đích tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục đăng ký kết hôn. Vậy thủ tục, trình tự kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào? Để giúp quý khách hàng nắm rõ được những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này. Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi đến quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Trình tự, thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất năm 2022”. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài giúp bạn hợp thức hóa quan hệ vợ chồng với người ấy của bạn, đây cũng là giấc mơ và niềm vinh dự của rất nhiều người. Để không bị vướng mắc gì trong quá trình làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài trong phạm vi bài viết này Luật Doanh Trí sẽ gửi đến Quý khách hàng những thông tin mới nhất về điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

Trình tự, thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất năm 2022Trình tự, thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất năm 2022

I. Cơ sở pháp lý

- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;

- Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình.

II. Khái niệm

Kết hôn với người nước ngoài là việc người có quốc tịch Việt Nam đăng ký kết hôn với người không có quốc tịch Việt Nam đăng ký tại Việt Nam hoặc tại quốc gia nước ngoài tuân theo và phù hợp với quy định của pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam.

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài được nêu trong bài viết này áp dụng cho việc đăng ký kết hôn giữa:

- Công dân Việt Nam với người nước ngoài;

- Công dân Việt Nam với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;

- Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

III. Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự.

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn. Cụ thể:

+ Kết hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

+ Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Xem thêm: Điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành

IV. Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài trực tiếp tại tại cơ quan có thẩm quyền

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định.

- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận hai bên nam nữ không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

- Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

- Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

- Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định của pháp luật; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

- Căn cứ tình hình cụ thể, Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

2. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền

Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền

+ Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn

- Người yêu cầu đăng ký kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại).

- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định;

Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.

+ Bước 2: Thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn

Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn.

Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ.

Trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn.

+ Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận kết hôn

Nếu thấy hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình , không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định.

Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

- Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Xem thêm: Hậu quả của việc nam nữ sông chung như vợ chồng

Trên đây là những thông tin về “Trình tự, thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất năm 2022”. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải