Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật mới nhất năm 2022
Mục lục
Hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng lấy nhau mà không cùng chung quốc tịch. Bởi vậy mà thủ tục đăng ký có yếu tố nước ngoài sẽ khác với thủ tục thông thường. Vậy trình tự thủ tục trong trường hợp này sẽ như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật Doanh Trí sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật hộ tịch 2014
- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
- Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch
- Nghị định số 123/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch
2. Khái niệm
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: kết hôn và việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật này về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
3. Điều kiện đăng ký kết hôn
Điều kiện đăng ký kết hôn
Theo điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nam nữ đăng kí kết hôn cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Kết hôn không thuộc các trường hợp bị cấm
Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ cho phép cư trú do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn với người Mỹ ở Việt Nam.
4. Hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Công dân cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân ( Căn cước công dân ); sổ hộ khẩu; đối với người nước ngoài cần có bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế sổ hộ khẩu
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế công dân có đủ năng lực hành vi dân sự
5. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
Căn cứ theo Điều 37 Luật Hộ tịch
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
- Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc
6. Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Căn cứ vào điều 38 luật hộ tịch
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công Huyện
- Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng tư pháp tiến hành nghiên cức, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn
Bước 3: Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở UBND, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nếu tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch và hai bên cùng ký tên vào sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn.
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ
- Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
- Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.
Trên đây là ý kiến giải đáp về Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]
Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn lại tại TP. Hồ Chí Minh
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau ly hôn được thực hiện như thế nào tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân như thế nào
- Thủ tục đăng ký kết hôn lại tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình không có giấy tờ nhà đất tại Hà Nội năm 2022
- Quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng mới nhất năm 2022
- Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất năm 2022
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận mã số mã vạch
- CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
- THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 2023
- Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm những gì
- Thủ tục hồ sơ xin visa (thị thực) Việt Nam