Đang gửi...
Banner trái

THỦ TỤC KẾT HÔN VỚI NGƯỜI HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM MỚI NHẤT NĂM 2022

Views 270
Trong xu thế xã hội ngày nay việc kết hôn với người nước ngoài ngoài không còn là vấn đề quá xa lạ, và nó còn có xu hướng gia tăng đặc biệt là kết hôn với người Hàn Quốc. Tuy nhiên không phải cũng hiểu đúng biết chuẩn về thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc tại Việt Nam. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Doanh Trí sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Mục lục

Trong xu thế xã hội ngày nay việc kết hôn với người nước ngoài ngoài không còn là vấn đề quá xa lạ, và nó còn có xu hướng gia tăng đặc biệt là kết hôn với người Hàn Quốc. Tuy nhiên không phải cũng hiểu đúng biết chuẩn về thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc tại Việt Nam. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Doanh Trí sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Căn cứ pháp lý.

- Luật số 52/1014/QH13 Luật Hôn nhân và gia đình;

- Luật số 60/2014/QH13 Luật Hộ tịch;

- Luật số 68/2020/QH14 Luật Cư trú;

- Nghị định số 82/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp; hợp tác xã;

- Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn  nhân và gia đình;

- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;

- Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;

- Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Điều kiện kết hôn với người Hàn Quốc tại Việt Nam.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cùng các luật khác có liên quan thì nhìn chung điều kiện để kết hôn gồm:

- Hai bên nam, nữ cùng thường trú trên địa bàn cấp xã mà một hoặc cả hai bên nam, nữ là người khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký kết hôn được.

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn, gồm:

+ Kết hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Ngoài ra thì tại Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

“Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”.

3. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc.

Về thành phần hồ sơ cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:

Đối với người Việt Nam cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

- Quyết định ly hôn hoặc bản án ly hôn nếu đã kết hôn và ly hôn

- CMND hoặc CCCD hoặc Hộ chiếu bản sao công chứng

- Sổ hộ khẩu bản sao công chứng

Đối với người  Hàn Quốc cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận quan hệ hôn nhân;

- Giấy chứng nhận không cản trở kết hôn;

- Giấy chứng nhận cơ bản

- Hộ chiếu bản sao

- Visa bản sao

Ngoài các giấy tờ nếu trên thì cả hai bên cần phải có các giấy tờ như:

- Giấy khám sức khỏe

- Ảnh 4×6

- Tờ khai đăng ký kết hôn

4. Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn với người Hàn Quốc tại Việt Nam.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ như đã nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và đăng ký kết hôn với người Hàn quốc (có yếu tố nước ngoài ) là Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh nơi Bên Việt Nam đăng ký hộ khẩu thường trú.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền nhận và xử lý hồ sơ.

Bộ phận một cửa của UBND quận/huyện tìm chọn ô cán bộ tiếp nhận Tư pháp – Hộ Tịch xin tờ khai đăng ký kết hôn.

Sau khi khai xong, các bạn nhớ dán ảnh mỗi bên vào mục Ảnh trên tờ khai. Mỗi bên có thể khai riêng một tờ khai hoặc Khai chung vào một tờ khai và ký ghi rõ họ tên.

Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh (nếu cần thiết) nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức Tư pháp – Hộ tịch sẽ hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì cùng nhau ký tên vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, ký vào Sổ hộ tịch.

Bước 4: Trả kết quả.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc tại Việt Nam mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

 

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

024.88.83.83.83

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Contact Us

Banner Contact