Đang gửi...
Banner trái

Phụ nữ cần chuẩn bị gì trước khi ly hôn để bảo vệ quyền lợi cho mình

Views 283
Ly hôn là điều không ai muốn nghĩ đến, lại càng không muốn nó xảy ra với mình. Nhưng một số phụ nữ bắt buộc phải đến tòa án để giải quyết chuyện hôn nhân cho dù không muốn. người phụ nữ chủ động sẽ chuẩn bị kỹ càng cho chuyện ly hôn. Bạn nên tìm hiểu những mất mát khi thực hiện ly hôn trên pháp lý, tài chính, bạn cần đủ kiến thức, hiểu biết để bảo vệ bản thân và con trước mọi vấn đề khi ly hôn. Vì vậy, Luật Doanh Trí xin cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích về vấn đề này thông qua bài viết: “Phụ nữ cần chuẩn bị gì trước khi ly hôn để bảo vệ quyền lợi cho mình?”. Trường hợp có nhu cầu tư vấn trực tiếp, xin lòng liên hệ tổng đài 1900 99 66 39 để được giải đáp thắc mắc.

Mục lục

Việc chủ động chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận cho chuyện ly hôn sẽ giúp bạn tránh cuộc sống khó khăn. Ly hôn là thủ tục pháp lý gồm những nhiều giai đoạn khác nhau. Vì thế, bạn nên chuẩn bị tinh thần để thực hiện các thủ tục như hồ sơ ly hôn, thu thập bằng chứng ly hôn, những điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, xác định tỷ lệ chia tài sản khi ly hôn. Đâu là hướng giải quyết và ai có thể giúp bạn hay ai có thể giúp bạn. Luật Doanh Trí sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

          Phụ nữ cần chuẩn bị gì trước khi ly hôn để bảo vệ quyền lợi cho mình

1. Căn cứ pháp lý

- Luật số 52/1014/QH13 Luật Hôn nhân và gia đình;

- Nghị định số 82/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp; hợp tác xã;

- Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;

- Bộ Luật tố tụng dân sự 2015;

- Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Phụ nữ cần chuẩn bị gì trước khi ly hôn để bảo vệ quyền lợi cho mình

2.1. Chuẩn bị tốt về tài chính

Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người vợ có thể không được nuôi con trong các trường hợp sau:

- Con từ đủ 07 tuổi không muốn ở với mẹ.

- Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Nếu bạn là người phụ nữ chưa độc lập về tài chính, còn phụ thuộc vào chồng thì hãy nhanh chóng tìm kiếm công việc phù hợp và tạo ra nguồn tài chính riêng cho bản thân mình. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tài chính cho bản thân sẽ giúp bạn độc lập, không còn dựa dẫm phụ thuộc vào ai, và là một trong những điều kiện quan trọng giúp bạn giành quyền nuôi con

2.2. Nguyên tắc khi chia tài sản sau ly hôn

                             Nguyên tắc chia tài sản sau ly hôn

Tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn có thể được chia đôi nếu căn cứ vào các điều kiện sau:

- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Như vậy, với người vợ chỉ làm nội trợ trong gia đình thì vẫn được tính là lao động tạo ra thu nhập, tương đương với thu nhập của chồng đi làm.

Ngoài ra, nếu trong thời gian hôn nhân, chứng minh được chồng ngoại tình, bạo lực gia đình… dẫn đến ly hôn thì cũng sẽ là căn cứ để chia tài sản khi ly hôn.

2.3. Người vợ đang mang thai có quyền yêu cầu ly hôn

                     Người vợ đang mang thai có quyền yêu cầu ly hôn

Trong quan hệ hôn nhân, vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án được ly hôn.

Đáng lưu ý là người chồng không được ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi cho dù đứa bé không phải con của người chồng.

Ngược lại, nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người vợ có quyền được yêu cầu Tòa án cho ly hôn.

2.4. Vợ được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

                             Vợ được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Phụ nữ cần chuẩn bị gì trước khi ly hôn để bảo vệ quyền lợi cho mình. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Phạm Thanh Hoà

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

024.88.83.83.83

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Contact Us

Banner Contact