Đang gửi...
Banner trái

CÁC ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG ĐƯỢC CHO PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRONG INCOTERMS 2020

Views 4907
Bộ quy tắc INCOTERMS 2020 ra đời thừa kế và sửa đổi những đặc trưng của bộ quy tắc thương mại trước đó là INCOTERM 2010. Việc tìm hiểu quy tắc là điều khiến cho nhiều Doanh nghiệp dành sự quan tâm vì nó ảnh hưởng đến cước phí vận tải, rủi ro vận chuyển hàng hoá,….. Trong khuôn khổ INCOTERM 2020 có những điều kiện nào có thể sử dụng được cho phương thức vận tải đường biển và đường thuỷ nội địa? Bài viết dưới đây của Luật Doanh Trí sẽ giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng.

Mục lục

1. Cơ sở pháp lý

- Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại;

- Bộ quy tắc INCOTERMS 2020;

- Bộ quy tắc INCOTERM 2010;

- Bộ quy tắc INCOTERM 2000.

2. INCOTERMS là gì?

Bộ quy tắc INCOTERMS lần đầu được giới thiệu vào năm 1936 bởi Phòng thương mại quốc tế ICC. IMCOTERM được công nhận rộng trên toàn cầu với chức năng hướng dẫn bên bán và bên mua trong việc soạn thảo và thực hiệp hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

INCOTERM 2020 ra đời trong bối cảnh nhiều điều kiện thương mại của INCOTERMS 2010 ít được sử dụng. Cách giải thích ở nhiều điều kiện thương mại INCOTERM 2010 còn chưa rõ, điều này khiến cho các doanh nghiệp chưa nắm chính xác được nghĩa vụ chi phí có liên quan đến giao nhận ngoại thương dẫn tới sử dụng chưa hiệu quả , tranh chấp xung quanh sử dụng INCOTERMS còn khá phổ biến . Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, sự thay thế nhanh chóng các chứng từ giấy tờ bằng chứng từ điện tử cũng là nguyên nhân thúc đẩy Incoterms được điều chỉnh đúng chu kỳ là 10 năm một lần.

3. Giá trị pháp lý và các nguyên tắc áp dụng INCOTERMS 2020

Từ trước cho tới nay, các nguyên tắc của INCOTERMS không có giá trị pháp lý bắt buộc mà chỉ mang tính chất áp dụng và tham khảo. Người mua và người bán không phải tuân thủ theo INCOTERMS, nếu họ không lựa chọn một trong những quy tắc này trong hợp đồng. Họ có thể thỏa thuận theo ý mình, và cũng chẳng cần để ý tới thuật ngữ INCOTERMS làm gì. Tuy nhiên, vì lợi ích mà bộ quy tắc này đem lại, nếu các bên đã đồng ý áp dụng điều khoản của INCOTERMS, thì phải tuân thủ theo. Nếu không sẽ coi như vi phạm hợp đồng, và xử lý theo điều khoản vi phạm của hợp đồng mua bán mà 2 bên đã thỏa thuận.

4. các điều kiện sử dụng được cho phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa trong INCOTERMS 2020

4.1. FOB giao lên tàu (cảng bốc hàng quy định)

Ðiều kiện FOB (viết tắt của thuật ngữ “Free On Board” dịch ra là “Giao lên tàu”) có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hoá đã giao lên tàu tại cảng bốc hàng quy định . Ðiều này có nghĩa rằng người mua phải chịu tất cả chi phí và rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá kể từ sau điểm ranh giới đó. Ðiều kiện FOB đòi hỏi người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hoá.

4.2. FAS - Giao dọc mạn tàu 

Miễn trách nhiệm “dọc mạn Tàu nơi đi” (tiếng Anh: Free Alongside Ship) còn được gọi là ” Giao dọc mạn tàu” là một thuật ngữ trong INCOTERM. Nó có nghĩa là bên bán hàng chi trả cước vận chuyển (nội địa) hàng hóa tới cảng giao hàng. Bên mua thanh toán cước phí xếp hàng, vận tải, bảo hiểm, dỡ hàng và vận chuyển (nội địa) từ nơi dỡ hàng tới nơi lưu giữ hàng hóa của mình. Sự chuyển dịch rủi ro diễn ra khi hàng hóa được giao tại cầu cảng nơi giao hàng.

Theo điều kiện này, người bán phải giao hàng dọc mạn con tàu do người mua chỉ định; cung cấp chứng từ hoàn hảo thường lệ chứng minh hàng đã được đặt thực sự dọc mạn tàu. Đối với người mua, phải kịp thời chỉ định tàu chuyên chở; kí kết hợp đồng chuyên chở và trả cước; lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng đã thực sự được giao dọc mạn tàu.

4.3. CFR - tiền hàng và cước 

Điều kiện CFR (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Cost and Freight” dịch ra là “Tiền hàng và cước”) có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng. Người bán phải trả các phí tổn và cước vận tải cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định nhưng rủi ro về mất mát và hư hại đối với hàng hoá cũng như mọi chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng qua lan can tàu tại cảng gửi hàng. Điều kiện CFR đòi hỏi người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hoá .

4.4. CIF - tiền hàng, bảo hiểm và cước 

Điều kiện CIF (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Cost, Insurance and Freight” dịch ra tiếng Việt là “Tiền hàng, bảo hiểm và cước”) được hiểu là người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng. Người bán phải trả các phí tổn và cước vận tải cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định nhưng rủi ro về mất mát và hư hại đối với hàng hoá cũng như mọi chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng được chuyển từ người bán sang người mua. Tuy nhiên theo điều kiện CIF người bán còn phải mua bảo hiểm hàng hải để bảo vệ cho người mua trước những rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá trong quá trình chuyên chở. Do vậy, người bán sẽ ký hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo hiểm. Người mua cần lưu ý rằng theo điều kiện CIF người bán chỉ phải mua bảo hiểm với phạm vi tối thiểu, người mua cần thoả thuận với người bán hoặc tự mình mua bảo hiểm thêm. Điều kiện CIF đòi hỏi người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hoá.

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

024.88.83.83.83

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Contact Us

Banner Contact