Đang gửi...

Con nuôi có được thừa kế di sản do cha mẹ nuôi để lại không?

Lượt xem 2218
Khi cha, mẹ nuôi mất thì con nuôi có được hưởng di chúc không? Nếu có thì phần di sản được hưởng quy định như thế nào so với con đẻ? Thủ tục nhận di sản thừa kế của con nuôi như thế nào? Hãy để Luật Doanh Trí giải đáp những thắc mắc này cho bạn.

Mục lục

Khi cha, mẹ nuôi mất thì con nuôi có được hưởng di chúc không? Nếu có thì phần di sản được hưởng quy định như thế nào so với con đẻ? Thủ tục nhận di sản thừa kế của con nuôi như thế nào? Hãy để Luật Doanh Trí giải đáp những thắc mắc này cho bạn.

1. Quyền hưởng thừa kế theo pháp luật của con nuôi

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 về người thừa kế theo pháp luật, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất có quyền hưởng di sản đầu tiên khi người để lại di sản chết bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Vậy giữa con đẻ và con nuôi có sự phân biệt nào khi chia di sản thừa kế không? Hiện nay theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể là quy định tại khoản 2 Điều 651 thì tất cả những người thừa kế thuộc cùng một hàng thì sẽ được hưởng phần di sản là bằng nhau. Như vậy, khi chia thừa kế giữa con nuôi và con đẻ là bình đẳng về quyền hưởng thừa kế.

Con nuôi vẫn có quyền hưởng di sản bình thường nếu người đó không có văn bản từ chối hưởng di sản sản hoặc không thuộc trường hợp không được hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 về những người không được quyền hưởng di sản cụ thể như sau:

Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”

2. Con nuôi được hưởng thừa kế theo pháp luật của người chết được hiểu như thế nào

Theo quy định tại Luật Nuôi con nuôi năm 2010, Con nuôi được hiểu là người được nhận làm con nuôi sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Về quyền và nghĩa vụ mà con nuôi được hưởng theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 tại khoản 1 Điều 78 như sau: “1. Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.”

Như vậy, để quan hệ giữa cha mẹ nuôi – con nuôi được pháp luật công nhận, theo quy định thì các bên phải thực hiện các thủ tục về nhận nuôi con nuôi theo quy định. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của người nuôi con nuôi khi chưa đăng ký trước ngày luật nuôi con nuôi năm 2010 có hiệu lực, pháp luật vẫn sẽ công nhận quan hệ nuôi con nuôi trong một số trường hợp ngoại lệ đó là mặc dù chưa được cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhưng vẫn phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi – con nuôi. Cụ thể, quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy đinh như sau:

Điều 50. Điều khoản chuyển tiếp

1. Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;

c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con."

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Doanh Trí. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: haininh

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải