Đang gửi...

Con nuôi có được chia thừa kế không?

Lượt xem 2407
Mối quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi được xác lập và được pháp luật công nhận khi mà có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấp thuận việc nhận nuôi con. Kể từ khi đó, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử của pháp luật hôn nhân và gia đình, con nuôi sẽ có đầy đủ những quyền lợi và nghĩa vụ của người con, đồng thời cha mẹ nuôi cũng sẽ có đầy đủ những quyền lợi và nghĩa vụ của bậc sinh thành đối với con nuôi. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật chi tiết

Mục lục

Mối quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi được xác lập và được pháp luật công nhận khi mà có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấp thuận việc nhận nuôi con. Kể từ khi đó, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử của pháp luật hôn nhân và gia đình, con nuôi sẽ có đầy đủ những quyền lợi và nghĩa vụ của người con, đồng thời cha mẹ nuôi cũng sẽ có đầy đủ những quyền lợi và nghĩa vụ của bậc sinh thành đối với con nuôi. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật như sau:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

...

Như vậy, pháp luật quy định con nuôi thuộc đối tượng hàng thừa kế thứ nhất. Do đó, khi cha mẹ nuôi chết con nuôi hợp pháp có quyền được hưởng thừa kế di sản mà cha mẹ nuôi để lại. Nhấn mạnh tính hợp pháp ở đây bởi lẽ, nếu mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi đã không còn được pháp luật công nhận bằng một quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì người con nuôi đó sẽ không có trong hàng thừa kế thứ nhất nữa. Tuy vậy, người này vẫn có thể nhận được thừa kế nếu người chết để lại di chúc chia tài sản cho người đó.

Mặt khác, căn cứ theo Khoản 4 Điều 24 Luật nuôi còn nuôi quy định khi một người đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận là con nuôi của cha mẹ nuôi, thì đồng nghĩa với việc "cha mẹ đẻ không còn có quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi". Tuy nhiên, có thể thấy, pháp luật không tước đi quyền thừa kế của người con đã được nhận nuôi đối với phần di sản của cha mẹ đẻ người đó để lại. Do đó, dù đó được nhận là con nuôi, nhưng khi cha mẹ đẻ chết, người đó vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền hưởng di sản thừa kế của cha mẹ đẻ.

 

Chia thừa kế cho con nuôi thế nào?

Khi một người chết thì có 2 khả nâng xảy ra, một là người đó đã viết di chúc để lại và phân chia di sản cụ thể. Hai là người đó chết nhưng không để lại di chúc. Nhưng dù sao đi nữa, đối với cả 2 trường hợp này thì người con nuôi vẫn được hưởng thừa kế từ phần di sản của cha mẹ nuôi để lại.

  • Nếu người chết không để lại di chúc

Lúc này, phần di sản của người chết sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, mà một trong số đó là con nuôi hợp pháp. Phần của người con nuôi nhận được sẽ tương đương phần của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết khác như vợ, con đẻ, cha mẹ đẻ... được nhận. 

  • Nếu người chết để lại di chúc

Nếu người chết để lại di chúc có nội dung chia di sản cho con nuôi thì nghiễm nhiên người con nuôi sẽ được hưởng phần di sản đó

Tuy nhiên, ​​​​​đối với con nuôi chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì trường hợp nếu người chết để lại di chúc nhưng không chia thừa kế cho con nuôi hoặc phần di sản chia cho con nuôi nhỏ hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật thì lúc này người con nuôi có quyền yêu cầu và được nhận phần di sản bằng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật. Điều này được quy định tại Điều 644 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

...

"Cha sinh không tày mẹ dưỡng" - do đó, mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi cũng vô cùng sâu đậm. Bởi vậy, xin hãy lưu ý những quy định trên để tránh những mâu thuẫn kiện tụng trong chia thừa kế.

 

Luật Doanh Trí rất hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng quý khách!

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline: 0911.233.955 hoặc Email: [email protected]

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: huongpham

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải