VÌ SAO NÊN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN?
Mục lục
Vì sao nên thành lập công ty cổ phần?
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty tài chính mới nhất năm 2022
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp;
2. Công ty cổ phần là gì?
Theo Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
3. Đặc điểm công ty cổ phần
Thứ nhất, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau nên được gọi là cổ phần. Đây là một đặc điểm đặc trưng của loại hình công ty đối vốn. Theo đó vốn điều lệ trong công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, và chỉ có công ty cổ phần mới có và bắt buộc “vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau”. Giá trị của mỗi cổ phần được gọi là mệnh giá cổ phần.
Thứ hai, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Về cá nhân thì có thể là cá nhân Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài.
Thứ ba, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Vì sao nên thành lập công ty cổ phần?
Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của doanh nghiệp nước ngoài mới nhất năm 2022
Thứ tư, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Việc tự do chuyển nhượng bị hạn chế theo điều luật nhằm giúp tạo sự ổn định về mặt tổ chức và nguồn vốn của công ty cổ phần khi mới được thành lập, không thể vì một lí do nào đó mà cổ đông được phép tiến hành giao dịch chuyển nhượng vì nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công ty.
Thứ năm, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
(i) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
(ii) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị.
Thứ sáu, công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn
Đây là đặc điểm ưu việt của công ty cổ phần. Nó được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Tuy nhiên, điều kiện để doanh nghiệp được phát hành cổ phần các loại để huy động vốn thì doanh nghiệp đó phải thỏa mãn các điều kiện cơ bản như quy mô vốn, lợi nhuận, phương án sử dụng vốn.
Thứ bảy, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân vì nó đảm bảo được đầy đủ các điều kiện để trở thành một pháp nhân theo quy định tại Điều 74 Bộ Luật dân sự 2015. Pháp nhân là một thực thể nhân tạo, không có đời sống sinh học, nó chỉ có đời sống pháp lý. Do vậy, pháp nhân phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt công nhận.
4. Vì sao nên thành lập công ty cổ phần
Nên thành lập công ty cổ phần bởi vì những lý do sau :
Vì sao nên thành lập công ty cổ phần?
Tiêu chí số lượng thành viên
Theo Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 thì Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Như vậy Công ty cổ phần là một trong các loại hình doanh nghiệp cho phép tập trung nhiều người cùng bắt tay nhau, góp vốn để kinh doanh. Điều này giúp tăng cường tiềm lực tài chính, nguồn nhân sự của công ty, tạo lợi thể khi sản xuất, kinh doanh trên thị trường. Đây là điểm ưu việt của công ty cổ phần
Công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn
Trách nhiệm hữu hạn là trách nhiệm chỉ giới hạn ở số tiền mà các thành viên đóng góp vào công ty, kể cả trường hợp nó bị phá sản. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao. Trong trường hợp công ty thua lỗ thì các cổ đông sẽ không mất thêm bất cứ khoản tiền nào ngoài khoản vốn đã góp đủ theo đúng quy định của pháp luật. Đây là một sự bảo đảm rất tốt cho các cổ đồng, đó chính là một trong những ưu điểm để lựa chọn thành lập công ty cổ phần.
Khả năng huy động vốn
Khả năng huy động vốn rất cao và linh hoạt thông qua việc chào bán các loại cổ phần, phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là ưu thế mà không loại hình công ty nào có được. Chính ưu điểm này đã giúp công ty cổ phần dễ dàng trong việc huy động vốn, thu hút nhiều nhà đầu tư có tiềm lực đóng góp để xây dựng công ty, giúp công ty có khả năng tài chính vững mạnh, cộng với nhiều cá nhân có kiến thức, kinh nghiệm để hỗ trợ trực tiếp cho công ty.
Một vài lý do khác
Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề;
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần đơn giản, cộng thêm không giới hạn số lượng cổ đông là yếu tố thu hút nhiều cá nhân hoặc tổ chức dễ dàng tham gia góp vốn vào công ty cổ phần;
Được quyền niêm yết, giao dịch cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán;
Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.
5. Lưu ý khi thành lập công ty cổ phần
Mặc dù công ty cổ phần có nhiều lý do khiến cho nhiều chủ thể mong muốn thành lập. Tuy nhiên công ty cổ phần cũng có một vài nhược điểm mà trước khi tiến hành thành lập các chủ thể cần xem xét một cách kỹ lưỡng như:
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức công ty phức tạp, nên Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần cũng khó khăn hơn do số lượng cổ đông rất lớn, nhiều cổ đông có thể không quen biết nhau và có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông trong công ty đối kháng nhau về lợi ích;
Thứ hai, khả năng bảo mật trong kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông ở các cuộc họp thường niên;
Thứ ba, sau khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng vốn, cổ đông mua cổ phần của công ty sẽ không có tên trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp mà chỉ được ghi nhận tại hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp;
Thứ tư, mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của luật pháp.
Trên đây là ý kiến giải đáp về vấn đề vì sao nên thành lập công ty cổ phần. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Tô Anh Thư
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau ly hôn được thực hiện như thế nào tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân như thế nào
- Thủ tục đăng ký kết hôn lại tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình không có giấy tờ nhà đất tại Hà Nội năm 2022
- Quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng mới nhất năm 2022
- Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất năm 2022
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận mã số mã vạch
- CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
- THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 2023
- Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm những gì
- Thủ tục hồ sơ xin visa (thị thực) Việt Nam