Đang gửi...

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TÀI CHÍNH MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 139
Loại hình công ty tài chính không còn quá xa lạ đối với nước ta. Vậy thủ thủ tục để thành lập công ty tài chính được thức hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục thành lập công ty tài chính mới nhất năm 2022. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Hiện nay, các công ty tài chính hoạt động rất nhiều song hầu như vẫn hoạt động rất hiệu quả bởi nhu cầu vay vốn của một số cá nhân, gia đình luôn là một con số đáng kể và không phải ai cũng đáp ứng được các điều kiện khắt khe của các ngân hàng. Chính vì hiệu quả của mô hình kinh doanh này mà việc thành lập công ty tài chính cũng nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư. Vậy, thành lập công ty tài chính có khó không, quy trình thành lập công ty tài chính ra sao? Để giúp quý khách hàng nắm rõ được những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này. Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi đến quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Thủ tục thành lập công ty tài chính mới nhất năm 2022”.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty tài chính

Thủ tục thành lập công ty tài chính mới nhất năm 2022

1. Cơ sở pháp lý

- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010;

- Luật Doanh nghiệp 2020.

2. Khái niệm

Theo Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2017 thì:

Công ty đầu tư tài chính là một loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng; Có chức năng sử dụng nguồn vốn mà doanh nghiệp có; hoặc vốn huy động hay các nguồn vốn khác để cho đầu tư, cho vay hay cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền tệ, tài chính và thực hiện một số dịch vụ theo quy định của pháp luật và không được cung cấp các dịch vụ thanh toán, không nhận tiền gửi dưới 01 năm.

Đầu tư tài chính là việc sử dụng khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các công cụ tài chính như vàng, trái phiếu, cổ phiếu, đô la… nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.

Như vậy, có thể hiểu công ty tài chính ngoài việc hoạt động các lĩnh vực được phép của một công ty tài chính thông thường sẽ được tiến hành các hoạt động đầu tư tài chính.

3. Điều kiện thành lập công ty đầu tư tài chính

Điều kiện thành lập công ty đầu tư tài chính

3.1. Điều kiện về chủ sở hữu

a.Thứ nhất

Trường hợp cổ đông là cá nhân:

- Phải mang quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật.

- Không thuộc các trường hợp là đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

b. Thứ hai

Trường hợp cổ đông là tổ chức:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Kinh doanh có lãi trong 03 năm liên tục trước khi nộp hồ sơ xin giấy phép.

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về Thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định đến ngày nộp hồ sơ.

c. Thứ ba

Chủ sở hữu công ty tài chính cũng không được là đối tượng bị Nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia doanh nghiệp, bao gồm các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan; đơn vị mình.

- Cán bộ, công chức, viên chức.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan; đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; công nhân công an trong các cơ quan; đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước; trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

- Người bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người chưa thành niên.

- Tổ chức không có tư cách pháp nhân.

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị tạm giam; đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; cơ sở giáo dục bắt buộc; hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

3.2.Điều kiện về vốn khi thành lập công ty tài chính

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cụ thể là công ty tài chính cần đáp ứng các điều kiện về vốn pháp định theo quy định của chính phủ từng thời kỳ.

- Doanh nghiệp có vốn tối thiểu là 500 tỷ Việt Nam đồng; đối với tập đoàn kinh tế sẽ phải có vốn tối thiểu là 1000 tỷ đồng và phải có cam kết hỗ trợ công ty tài chính.

- Hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề trước năm thành lập công ty tài chính.

- Vốn góp phải là phần vốn đã trừ đi khoản chênh lệch của các dự án đầu tư và các khoản nợ.

3.3. Điều kiện về ngành nghề khi thành lập công ty tài chính

Công ty tài chính để có thể thực hiện hoạt động ngân hàng quy định tại Khoản 1 Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng cần đáp ứng các điều kiện như sau:

- Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính phải được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp (sau đây gọi tắt là Giấy phép)

- Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ; năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất; công nghệ, phương tiện; thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng được ghi trong Giấy phép

- Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn; cơ sở vật chất; công nghệ; phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ về quản lý ngoại hối

- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Xem thêm: Điều kiện và lưu ý thành lập công ty TNHH

4. Hồ sơ thành lập công ty tài chính

Hồ sơ thành lập công ty tài chính

Khi đáp ứng được các điều kiện trên, bạn bắt tay vào chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để tiến hành thành lập. giấy má bao gồm:

- Đơn xin cấp Giấy phép (theo mẫu).

- Dự thảo Điều lệ, phương án hoạt động: nêu rõ nội dung, phương thức hoạt động, địa bàn hoạt động, lợi ích đối mang nền kinh tế; trong đó, xác định kế hoạch hoạt động cụ thể 3 năm đầu.

- Danh sách, lý lịch (theo mẫu) những văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp nguồn vốn.

- Phương án góp vốn điều lệ, danh sách và cam kết về mức góp vốn điều lệ của các bên góp vốn.

- Tình hình nguồn vốn và những thông tin sở hữu liên quan về các cổ đông lớn. Đối sở hữu các cổ đông lớn là tổ chức, những tài liệu phải nộp gồm:

+ Quyết định thành lập;

+  Điều lệ hiện hành ;

+  Giấy xác nhận của cơ quan mang thẩm quyền về số vốn điều lệ và số vốn thực có năm hiện hành;

+  Văn bản cử người đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp;

+  Bảng cân đối vốn đầu tư, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán và Con số tình hình hoạt động 3 năm gần nhất.

Xem thêm: Điều kiện và lưu ý khi thành lập Công ty TNHH 2 thành viên tại Hà Nội mới nhất năm 2022

5. Thủ tục thành lập công ty tài chính

Thủ tục thành lập công ty tài chính

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập công ty tài chính và nộp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty dự kiến đặt địa chỉ trụ sở chính (nộp online thông qua hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp). Thời gian xử lý hồ sơ 03 ngày làm việc. Bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ, văn bản sau:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Điều lệ công ty;

- Danh sách cổ đông sáng lập;

- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và các cổ đông sáng lập (nếu là cá nhân); Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn (nếu là tổ chức);

- Văn bản ủy quyền cho Luật Doanh trí thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần

- Sau khi hoàn thành bước thành lập công ty tài chính để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiếp tục chuẩn bị 02 bộ hồ sơ và thực hiện thủ tục cấp phép tại Ngân hàng nhà nước. Thành phần hồ sơ như ở phần 3.

- Doanh nghiệp gửi 02 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản phản hồi xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản phản hồi yêu cầu bổ sung hồ sơ.

- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không chấp thuận.

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Ban trù bị lập các văn bản bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 15, khoản 7 Điều 16 Thông tư này và gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.

Xem thêm: Thành lập công ty TNHH một thành viên như thế nào?

Trên đây là những thông tin về “Thủ tục thành lập công ty tài chính mới nhất năm 2022”. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải