Đang gửi...

THỦ TỤC NHẬN NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 148
Mỗi tổ ấm là một tế bào của xã hội, do đó, vấn đề hôn nhân và gia đình là một phạm trù mà Nhà nước ta đặt rất nhiều sự chú trọng trong đó. Pháp luật nước ta có nhiều quy định chặt chẽ cả về thủ tục kết hôn, độ tuổi kết hôn, điều kiện kết hôn, điều kiện nhận nuôi con nuôi cho đến thủ tục ly thân, ly hôn, chia tải sản sau hôn nhân, nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng cho con cái… Hiểu được tầm quan trọng của lĩnh vực này trong đời sống xã hội cũng như tính cấp thiết của các quy phạm pháp luật về hôn nhân gia đình, Luật Doanh Trí xin gửi tới Quý đọc giả một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Ngày nay, rất nhiều gia đình có nhu cầu nhận con nuôi, hơn hết là việc những gia đình nước ngoài muốn nhận con nuôi là người ngoại quốc. Tuy nhiên, tại mỗi quóc gia lại có những quy định và trình tự thủ tục riêng trong quá trình đăng ký thủ tục nhận con nuôi. Vậy thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài được tiến hành ra sao theo quy định của Pháp luật Việt Nam, Công ty Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích liên quan đến các vấn đề này thông qua bài viết “Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất năm 2022”.

Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất năm 2022

Xem thêm: THỦ TỤC LY HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA TÒA ÁN TẠI VIỆT NAM MỚI NHẤT NĂM 2022

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Nuôi con nuôi 2010;

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật nuôi con nuôi.

2. Khái niệm nuôi con nuôi

- Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

- Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

- Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.

3. Hồ sơ của người nhận con nuôi

Hồ sơ của người nhận con nuôi

Hồ sơ đăng ký của người nhận con nuôi gồm các tài liệu sau:

(1) Giấy ủy quyền (trong trường hợp có sự ủy quyền);

(2) Đơn xin nhận con nuôi;

(3) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

(4) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

(5) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

(6) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

(7) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

(8) Phiếu lý lịch tư pháp

 (9) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

(10) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích.

4. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài bao gồm:

(1) Giấy ủy quyền (trong trường hợp có sự ủy quyền)

(2) Giấy khai sinh;

(3) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

(4) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

(5) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

(6) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

(7) Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

(8) Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: CHIẾM HỮU, ĐỊNH ĐOẠT , SỬ DỤNG TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG LÀ GÌ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM MỚI NHẤT NĂM 2022?

5. Trình tự nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Trình tự nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Bước 1. Giới thiệu trẻ em làm con nuôi

Bước 2. Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi

- Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp quy định của pháp luật, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

- Ngay sau khi có quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp; trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi thì phải có ủy quyền cho người kia; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Hết thời hạn nêu trên, nếu người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

- Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp, với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, trẻ em được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ gia đình.

Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.

Bước 3. Thông báo về quyết định cho trẻ em là con nuôi nước ngoài

Sau khi giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp quyết định cho trẻ em là con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, biên bản giao nhận con nuôi, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về “Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất năm 2022”. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected]

Xem thêm: THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải