Đang gửi...

THẨM QUYỀN XỬ LÝ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022 TẠI VỆT NAM

Lượt xem 110
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này”. Vậy thẩm quyền xử lý kết hôn trái pháp luật theo quy định hiện hành của pháp luật nước thuộc về ai, hay nói cách khác là cơ quan chức năng nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này”. Vậy thẩm quyền xử lý kết hôn trái pháp luật theo quy định hiện hành của pháp luật nước thuộc về ai, hay nói cách khác là cơ quan chức năng nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Thẩm quyền xử lý kết hôn trái pháp luật mới nhất năm 2022 tại Việt Nam

Xem thêm:  THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1. Cơ sở pháp lý.

- Luật số 52/1014/QH13 Luật Hôn nhân và gia đình;

- Luật số 60/2014/QH13 Luật Hộ tịch;

- Nghị định số 82/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp; hợp tác xã;

- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;

- Bộ Luật tố tụng dân sự 2015;

- Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Cơ sở xác định kết hôn trái pháp luật.

Cơ sở xác định kết hôn trái pháp luật

Xem thêm:  ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022

Cơ sở để xác định việc kết hôn trái pháp luật được quy định chi tiết, tại Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP cụ thể như sau:

Để giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái pháp luật và lưu ý một số điểm:

- Thứ nhất, đối với trường hợp “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.

Cơ sở xác định kết hôn trái pháp luật

Xem thêm:  THỦ TỤC KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022 TẠI VIỆT NAM

Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:

a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;

b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

Ví dụ: Chị B sinh ngày 10-01-1997, đến ngày 08-01-2015 chị B đăng ký kết hôn với anh A tại Ủy ban nhân dân xã X. Tại thời điểm đăng ký kết hôn chị B chưa đủ 18 tuổi (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10-01-2015), như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì chị B đã đủ tuổi kết hôn, tuy nhiên vì ngày chị B đăng ký kết hôn Luật hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực (ngày 01-01-2015) nên chị B đã vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

- Thứ hai, là đối với trường hợp “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ.

- Thứ ba, là đối với trường hợp “Lừa dối kết hôn” là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.

- Thứ tư, là đối với trường hợp “Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

- Thứ năm, là việc xác định thời điểm “cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn” quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Tòa án yêu cầu đương sự xác định và cung cấp các tài liệu, chứng cứ để xác định thời điểm cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

Ví dụ 1: Trường hợp kết hôn khi một bên bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị lừa dối kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, nếu sau khi bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị lừa dối kết hôn mà bên bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn đã biết nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hòa thuận thì thời điểm đủ điều kiện kết hôn là thời điểm đương sự biết mình bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn nhưng vẫn tiếp tục sống chung như vợ chồng.

Ví dụ 2: Ngày 15-01-2005, chị B kết hôn với anh A. Đến ngày 15-01-2010, chị B lại kết hôn với anh C. Ngày 25-01-2012, Tòa án có quyết định tuyên bố anh A chết. Ngày 12-6-2015, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa chị B và anh C. Tại phiên họp, chị B và anh C đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì chị B và anh C phải cung cấp Quyết định của Tòa án tuyên bố anh A đã chết để xác định thời điểm chị B và anh C đủ điều kiện kết hôn. Trong trường hợp này, thời điểm chị B và anh C có đủ điều kiện kết hôn là thời điểm mà Tòa án xác định anh A chết được ghi trong quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

3. Thẩm quyền xử lý việc kết hôn trái pháp luật

Thẩm quyền xử lý việc kết hôn trái pháp luật

Xem thêm:  THỦ TỤC CẤP TRÍCH LỤC KẾT HÔN MỚI NHẤT NĂM 2022 TẠI VIỆT NAM

Thẩm quyền xử lý việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:

- Một là, xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình cùng với pháp luật về tố tụng dân sự.

- Hai là, trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

- Ba là, quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

- Bốn là, Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì việc yêu cầu hủy hôn trái pháp luật thuộc về thẩm quyền giải quyết của Tòa án “1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật”

Theo quy đinh tại điểm g khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì “g) Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật”.

Tại điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về các vấn đề liên quan đến hôn nhân và đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện “b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;”.

- Như vậy thẩm quyền giải quyết việc hủy kết hôn trái pháp luật được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện. Ngoài ra thì đối với hôn nhân có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân cấp huyện.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Thẩm quyền xử lý kết hôn trái pháp luật mới nhất năm 2022 tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải