Đang gửi...

Quyền nghĩa vụ của cha mẹ và con sau ly hôn mới nhất năm 2022

Lượt xem 1582
Ly hôn hay còn gọi là ly dị là thuật ngữ rất phổ biến hiện nay. Điều đó thể hiện việc vợ chồng không còn tình cảm và chấm dứt mối quan hệ hôn nhân, không còn sống chung nữa. Ly hôn để lại rất nhiều hậu quả, tuy nhiên có thể thấy rõ nhất chính là hậu quả về pháp lý và hậu quả về tâm lý và con cái. Vậy trong phạm vi bài viết “Quyền nghĩa vụ của cha mẹ và con sau ly hôn mới nhất năm 2022” Luật Doanh trí sẽ cung cấp những thông tin pháp lý về một trong những hậu quả pháp lý của việc ly hôn đó là quan hệ của cha, mẹ con sau ly hôn. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Tình trạng ly hôn hiện nay đang là vấn đề nóng, được các cấp, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm. Số vụ ly hôn ngày càng tăng dần và phía sau đó kéo theo nhiều hệ lụy đau lòng không chỉ cho gia đình mà còn tác động tiêu cực đến toàn xã hội. Vậy sau ly hôn quyền nghĩa vụ của cha mẹ con là gì? Trong phạm vi bài viết dưới đây Luật Doanh Trí sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp những thông tin trên.

Quyền nghĩa vụ của cha mẹ và con sau ly hôn mới nhất năm 2022Quyền nghĩa vụ của cha mẹ con sau ly hôn mới nhất năm 2022

I. Căn cứ pháp lý.

- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

II. Ly hôn và quan hệ giữa cha, mẹ và con sau khi ly hôn.

Ly hôn và quan hệ của cha mẹ con sau ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Sau khi ly hôn thì quan hệ giữa cha mẹ – con vẫn tồn tại. Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Việc nuôi con,  nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con do hai vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con (theo quy định cấp dưỡng).

Xem thêm: Ly hôn là gì?

III. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con sau ly hôn.

1. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo đó, sau khi ly hôn, cha mẹ không chấm dứt quyền và nghĩa vụ với con, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng con chưa thành niên và con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Khi giải quyết việc nuôi con sau khi ly hôn, Tòa án tạo điều kiện cho vợ chồng thỏa thuận (thông qua việc hòa giải) và tôn trọng thỏa thuận của vợ chồng trong việc nuôi con sau ly hôn. Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng dựa vào các căn cứ như sau:

+ Căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con bao gồm quyền và lợi ích hợp pháp về vật chất và tinh thần của con. Theo đó, cha hoặc mẹ, bên nào có khả năng bảo đảm, đáp ứng tốt hơn các quyền và lợi ích của con thì Tòa án giao cho bên đó trực tiếp nuôi con.

+ Căn cứ vào nguyện vọng của con trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên có nguyện vọng, mong muốn được nuôi dưỡng bởi cha hoặc mẹ, Tòa án căn cứ vào nguyên tắc này để giao con cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi phù hợp với mong muốn của con.

- Đối với con dưới 36 tháng tuổi, trong mọi trường hợp phải giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc để đảm bảo những điều kiện cơ bản cho con như được uống sữa mẹ,… Trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con (như đang đi lao động, làm việc ở nước ngoài) hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác (thỏa thuận phải phù hợp với lợi ích của con) thì con dưới 36 tháng tuổi có thể không được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết ly hôn 

2. Quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn và Tòa án giao con cho một bên nuôi dưỡng, chăm sóc thì người còn lại không trực tiếp nuôi con không bị chấm dứt quyền và nghĩa vụ với con.

Các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, cha hoặc mẹ sau khi ly hôn không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ hạn chế hơn so với cha, mẹ được trực tiếp nuôi con. Cụ thể:

- Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không bị cản trở bởi bất kì cá nhân, tổ chức nào.

Việc thăm nom được hiểu là việc đi lại hỏi thăm con và quan sát, đảm bảo con có được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt hay không.

Trong trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con mà lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người đó.

Quy định này nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi phá rối, gây khó khăn cho người trực tiếp nuôi con và gây ảnh hưởng xấu đến con. Trên thưc tế, có nhiều trường hợp người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đã sử dụng quyền thăm nom con để cản trở như việc đón con đi chơi rồi không giao lại cho người trực tiếp nuôi,…

- Cha, mẹ có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi con.

- Có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con (tự nguyện hoặc theo quyết định của Tòa án).

3. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, người trực tiếp nuôi con theo quyết định của Tòa án hoặc theo thỏa thuận phát sinh thêm các quyền và nghĩa vụ đối với người không trực tiếp nuôi con được quy định tại Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, người trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ đối với người không trực tiếp nuôi con như sau:

Quyền của người trực tiếp nuôi con với người không trực tiếp nuôi con

- Cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ của họ đối với con tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, bao gồm:

+ Nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi con.

+ Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

+ Nghĩa vụ thăm non con.

- Người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Xem thêm: Mức cấp dưỡng cho con cái sau ly hôn

Nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con với người không trực tiếp nuôi con

Người trực tiếp nuôi con và gia đình của người trực tiếp nuôi con (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thực hiện quyền thăm nom con của họ.

Nếu Quý khách hàng mong muốn được giúp đỡ và sử dụng dịch vụ tư vấn về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con sau ly hôn, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất. Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải