Đang gửi...

Quy trình cấp giấy phép thực hiện gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài mới nhất năm 2022

Lượt xem 288
Theo quy định hiện nay, thương nhân Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Với lợi thế là quốc gia có chính trị ổn định, nguồn nhân lực trẻ dồi dào, chi phí nhân công rẻ, Việt Nam là điểm tìm kiếm những đơn vị gia công của nhiều công ty đa quốc gia trên thế giới. Vậy quy trình cấp Giấy phép để thực hiện hoạt động này như thế nào? Để giúp người dân được rõ hơn, Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Quy trình cấp giấy phép thực hiện gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài mới nhất tại Việt Nam năm 2022”. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Gia công hàng hóa là một phương thức sản xuất hàng hóa mà bên nhận gia công sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên, vật liệu từ bên đặt gia công. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều công ty, doanh nghiệp thực hiện quá trình gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động này đặc biệt là quy trình cấp giấy phép thực hiện gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài. Vì vậy, Luật Doanh Trí xin gửi đến quý khách hàng bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

I. Căn cứ pháp lý.

- Luật Thương mại 2005;

- Luật Quản lý ngoại thương 2017;

- Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương.

II. Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.

                                 Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 178 Luật Thương mại 2005 Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

Tại Điều 38 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương quy định chi tiết về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài như sau:

- Thương nhân Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

- Đối với hàng hóa thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.

- Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp Giấy phép.

Xem thêm: Đăng ký thuốc gia công của thuốc chưa có sổ đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

III. Hồ sơ xin cấp Giấy phép thực hiện gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.

        Hồ sơ xin cấp Giấy phép thực hiện gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.

Theo Điều 38 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương hồ sơ xin cấp Giấy phép thực hiện gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài gồm:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa, trong đó, nêu cụ thể các nội dung sau:

+ Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.

+ Tên, số lượng sản phẩm gia công.

+ Giá gia công.

+ Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.

+ Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.

+ Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).

+ Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.

+ Địa điểm và thời gian giao hàng.

+ Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.

+ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh (nếu có): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

IV. Trình tự cấp Giấy phép thực hiện gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.

        Trình tự cấp Giấy phép thực hiện gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ.

Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

Sau khi tiếp nhận và kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương có văn bản trao đổi ý kiến với bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có văn bản trả lời Bộ Công Thương.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trường hợp thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh mặt hàng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép cho thương nhân trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, không thực hiện việc trao đổi ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 38 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

Trên đây là ý kiến giải đáp về quy trình cấp giấy phép thực hiện gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép để doanh nghiệp nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam.

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải