Đang gửi...

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM

Lượt xem 1113
Hoạt động vận chuyển hàng hóa đang ngày càng tạo được chỗ đứng trên thị trường các ngành dịch vụ nói chung. Chúng đóng vai trò trọng yếu của quá trình phân phối và lưu thông. Nếu như chúng ta vẫn thường đề cập tới những hoạt động như vận chuyển hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa thiết yếu thì trong hoạt động vận tải còn có vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Vì đặc tính của loại hàng hóa này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường hay sức khỏe con người nên thủ tục cấp Giấy chúng nhận đối với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cũng được quy định một cách chặt chẽ qua các quy định của pháp luật. Dưới đây hãy cùng Luật Doanh Trí tìm hiểu thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm qua bài viết dưới đây. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

1. Cơ sở pháp lý

- Luật hoá chất 2007;

- Luật bảo vệ môi trường 2014;

- Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa;

- Thông tư 37/2020/TT-BCT quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa do Bộ Công thương ban hành.

Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

Xem thêm: Điều kiện cấp giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

2. Quy định chung về Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Căn cứ quy định tại Điều 3 – Thông tư 09/2016/TT-BKHCN quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất oxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa:

Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.

Cùng với quy định về giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm này thì khi vận chuyển hàng hóa, các đơn vị hoặc cá nhận thực hiện vận tải hàng hóa phải lưu ý một số điều sau:

Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Theo tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm lại được phân thành 9 loại sau đây:

– Loại 1: Các chất nổ; các chất và vật liệu nổ công nghiệp.

– Loại 2: Khí ga dễ cháy; khí ga không dễ cháy, không độc hại; khí ga độc hại.

– Loại 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.

– Loại 4: Các chất đặc dễ cháy; các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử   nhậy; các chất dễ tự bốc cháy; các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.

– Loại 5: Các chất ôxy hóa; các hợp chất ô xít hữu cơ.

– Loại 6: Các chất độc hại; các chất lây nhiễm.

– Loại 7: Các chất phóng xạ .

– Loại 8: Các chất ăn mòn.

– Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác.

Vận chuyển hàng nguy hiểm liên quan đến nhiều Bộ, ngành khác nhau. Việc cấp giấy phép vận chuyển do từng bộ, ngành cấp tùy thuộc vào loại hàng hóa nguy hiểm. Vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

– Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9.

– Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8.

– Bộ Y tế cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất bảo vệ thực vật. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.

Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

Xem thêm: Nguyên tắc chia tài sản khi li hôn tại Việt Nam mới nhất năm 2022

3. Thành phần hồ sơ xin cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

– Giấy chứng nhận tổ chức cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm. Hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa.

– Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm.

– Giấy phép điều khiển phương tiện vận chuyển còn hiệu lực của người điều khiển phương tiện.

– Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn hiệu lực.

Trường hợp tổ chức cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển phải nộp kèm bản sao hợp đồng thương mại hoặc văn bản thỏa thuận về vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu của hai bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận. Trong đó nêu chi tiết thông tin về phương tiện vận chuyển  (loại phương tiện, biển kiểm soát, trọng tải).

– Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động – vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm còn hiệu lực.

– Giấy chứng nhận đã tham gia hoàn thành khóa đào tạo huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn hiệu lực do Sở công thương cấp cho người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm.

– Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm kèm theo bản sao bằng ngôn ngữ nguyên gốc của doanh nghiệp sản xuất hàng nguy hiểm (nếu có).

– Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với hàng hóa bắt buộc phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp.

– Phương án làm sạch làm sạch thiết bị và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

Trường hợp tổ chức cá nhân có sử dụng nhiều người điều khiển phương tiện vận chuyển hoặc sử dụng nhiều phương tiện để vận chuyển hoặc nhiều người áp tải hoặc nhiều loại hàng nguy hiểm thì trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cần cung cấp đầy đủ các tài liệu như phía trên đối với từng trường hợp tăng thêm (đối với hàng hóa bắt buộc phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp theo quy định.

4. Trình tự và thủ tục thực hiện

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo. Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp:

a) Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Các tài liệu chưa được chứng thực từ bản chính phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

b) Trường hợp gửi qua bưu điện, các tài liệu phải sao y đã được chứng thực từ bản chính.

c) Trường hợp nộp qua cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến tại địa phương.

 

Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ:

a) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc hồ sơ đầy đủ nhưng nội dung chưa hợp lệ. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc bằng văn bản đề nghị bổ sung.

Sau 30 (ba mươi) ngày tổ chức, cá nhân không bổ sung hồ sơ, không nhận được văn bản giải trình lý do không bổ sung. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản thông báo từ chối cấp Giấy phép. Sau khi bị từ chối nếu vẫn có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm, tổ chức, cá nhân lập 01 (một) bộ hồ sơ mới.

b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

c) Trường hợp hồ sơ đề nghị vận chuyển hàng nguy hiểm có số lượng lớn hơn mức quy định tại cột 7 Phụ lục 1 về ngưỡng khối lượng cần xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cần tổ chức thẩm định thực tế tại trụ sở hoặc kho, bãi tập kết hàng của tổ chức, cá nhân và phải thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc văn bản cho tổ chức, cá nhân biết. Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày thông báo cho tổ chức, cá nhân, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phải tổ chức thực hiện thẩm định thực tế.

5. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

a) Vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa:

– Giấy phép vận chuyển được cấp theo thời kỳ vận chuyển hoặc cấp theo lô hàng cần vận chuyển.

– Đối với Giấy phép vận chuyển cấp theo thời kỳ: không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.

– Đối với Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng: không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong các thành phần hồ sơ. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm này sẽ hết hiệu lực ngay sau thời Điểm kết thúc việc vận chuyển;

b) Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện đường sắt:

Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng cần vận chuyển. Thời hạn vận chuyển lô hàng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong những thành phần hồ sơ.

Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm này sẽ hết hiệu lực ngay sau thời Điểm kết thúc việc vận chuyển.

 

Trên đây là ý kiến giải đáp về thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Tô Anh Thư

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải