QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP TẠI VIỆT NAM
Mục lục
Bất kỳ pháp luật của nước nào trên thế giới cũng có những quy định cụ thể về hành vi xâm phạm, lưu trú trái phép trong lãnh thổ quốc gia. Tuỳ vào pháp luật của mỗi nước thì sẽ có những chế tài xử phạt khác nhau. Đối với các quy định pháp luật của Việt Nam quy định về vấn đề này không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây của Luật Doanh Trí sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho Quý bạn đọc về quy định xử phạt vi phạm nhập cảnh trái phép tại Việt Nam. Kính mời Quý bạn đọc tham khảo. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.
Quy định xử phạt vi phạm nhập cảnh trái phép tại Việt Nam
Xem thêm: THỦ TỤC CẤP THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH MỚI NHẤT NĂM 2022
1. Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật hình sự 2015;
- Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014;
- Văn bản hợp nhất số 27/VBHN-VPQH năm 2019.
2. Điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam:
Điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam
Xem thêm: NHỮNG TRƯỜNG HỢP BỊ TẠM HOÃN XUẤT CẢNH THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ MỚI NHẤT NĂM 2022
Theo quy định tại Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
(i) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
(ii) Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;
(iii) Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
Những trường hợp chưa cho nhập cảnh ở đây là những trường hợp nào? Kính mời Quý bạn đọc tiếp tục tham khảo theo mục dưới đây.
3. Các trường hợp chưa cho nhập cảnh:
Các trường hợp chưa cho nhập cảnh
Xem thêm: Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài
Không phải bất kỳ người nước ngoài nào khi hoàn thành các thủ tục đều sẽ được nhập cảnh vào Việt Nam. Trong một số trường hợp đặc biệt mà pháp luật quy định, Cơ quan hải quan có quyền không thông qua yêu cầu nhập cảnh. Những trường hợp đặc biệt bao gồm:
(i) Không đủ các điều kiện nhập cảnh như được nêu ở mục 2 của bài viết.
(ii) Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
(iii) Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
(iv) Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
(v) Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
(vi) Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
(vii) Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
(viii) Vì lý do thiên tai.
(ix) Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Buộc xuất cảnh:
Buộc xuất cảnh
Xem thêm: Thủ tục hồi hương cho việt kiều
Người nước ngoài nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây thì có thể bị cưỡng chế xuất cảnh:
Thứ nhất, hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh;
Thứ hai, buộc xuất cảnh vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh như sau:
a) Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh quyết định buộc xuất cảnh;
b) Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định buộc xuất cảnh.
5. Xử phạt vi phạm nhập cảnh Việt Nam trái phép:
5.1. Xử phạt tội ở lại Việt Nam trái phép:
Đối với tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép được quy định tại Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
5.2. Xử phạt tội tổ chức, môi giới người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép:
Đối với người nước ngoài phạm tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về quy định xử phạt vi phạm nhập cảnh trái phép tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected]
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau ly hôn được thực hiện như thế nào tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân như thế nào
- Thủ tục đăng ký kết hôn lại tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình không có giấy tờ nhà đất tại Hà Nội năm 2022
- Quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng mới nhất năm 2022
- Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất năm 2022
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận mã số mã vạch
- CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
- THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 2023
- Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm những gì
- Thủ tục hồ sơ xin visa (thị thực) Việt Nam