Đang gửi...

THỦ TỤC HỒI HƯƠNG CHO VIỆT KIỀU MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 156
Với sự phát triển và hội nhập quốc tế, con người có thể tự do di chuyển, cư trú ở một hay nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới với nhiều mục đích khác nhau. Thực tiễn cho thấy rằng, nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mong muốn trở về quê hương của mình để thuận lợi sinh sống, làm ăn. Bản thân pháp luật Việt Nam cũng có quy định cởi mở về vấn đề này. Luật Doanh Trí kính mời Quý độc giả tham khảo thủ tục hồi hương dành cho người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài thông qua bài viết dưới đây. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Với sự phát triển và hội nhập quốc tế, con người có thể tự do di chuyển, cư trú ở một hay nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới với nhiều mục đích khác nhau. Thực tiễn cho thấy rằng, nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mong muốn trở về quê hương của mình để thuận lợi sinh sống, làm ăn. Bản thân pháp luật Việt Nam cũng có quy định cởi mở về vấn đề này. Luật Doanh Trí kính mời Quý độc giả tham khảo thủ tục hồi hương dành cho người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài thông qua bài viết dưới đây. 

Thủ tục hồi hương cho Việt kiều mới nhất năm 2022

Xem thêm:  DỊCH VỤ XIN VISA VIỆT NAM CHO CÔNG DÂN HÀN QUỐC

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật cư trú 2020;

- Luật Quốc tịch Việt Nam 2008;

- Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú.

2. Định nghĩa hồi hương:

Hồi hương

Xem thêm:  ĐỊA ĐIỂM LÀM VISA CHO NGƯỜI HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM

Trong từ điền Hán Việt, hồi hương có nghĩa là trở về quê hương xứ sở. Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Anh Cambridge, hồi hương (Repatriation) là một hành động gửi hoặc mang theo ai đó, tiền của hay các tài sản trở về đất nước mà người đó/vật đó xuất xứ. Từ đó có thể kết luận, khái niệm “hồi hương” hay “người Việt kiều hồi hương” dùng để chỉ những người có quốc tịch Việt Nam cu trú ở nước ngoài có mong muốn/thực hiện hoạt động xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

Điều đặc biệt của thủ tục hồi hương đó là nó cho phép Việt Kiều được trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời vẫn giữ được quốc tịch nước ngoài hiện tại của mình. Điều đó có nghĩa là, người thực hiện thủ tục hồi hương sẽ có hai quốc tịch, được hưởng tất cả các ưu đãi, quyền lợi về kinh tế, chính trị, phúc lợi xã hội của cả hai quốc gia mà họ mang quốc tịch.

3. Điều kiện được xét cho hồi hương:

Điều kiện được xét cho hồi hương

Xem thêm:  THỦ TỤC XIN CẤP VISA DU LỊCH NHẬT BẢN MỚI NHẤT NĂM 2022

Người Việt kiều định cư ở nước ngoài muốn quay troẻ về Việt Nam thì cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

(i) Có quốc tịch Việt Nam và mang hộ chiếu Việt Nam; nếu có quốc tịch Việt Nam, đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu nước ngoài thì phải có xác nhận đã đăng ký công dân tại một cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;

(ii) Thái độ chính trị rõ ràng: hiện tại không tham gia hoặc ủng hộ các tổ chức chống phá Tổ quốc, không có hành động chống đối Chính phủ Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;

(iii) Có khả năng bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam sau khi hồi hương;

(iv) Có một cơ quan hoặc thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh, bao gồm:

- Cơ quan bảo lãnh: Cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo lãnh đối với các trường hợp xin hồi hương để tham gia xây dựng đất nước. Cơ quan bảo lãnh phải có văn bản khẳng định rõ người xin hồi hương có vốn đầu tư, có dự án khả thi hoặc tay nghề cao được cơ quan tiếp nhận làm việc và sẽ bố trí vào  việc tương xứng với học vấn, tay nghề của người đó.

- Thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh đáp ứng các điều kiện sau:

+ Là người đủ 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú ở Việt Nam không bị mất hoặc bị hạn chế quyền công dân;

+ Có quan hệ cùng dòng tộc với người được bảo lãnh, gồm quan hệ vợ chồng, cha, mẹ, con, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì nội ngoại.

4. Chuẩn bị hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam:

Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Xem thêm:  THỦ TỤC XIN CẤP VISA DU HỌC ANH QUỐC MỚI NHẤT NĂM 2022

Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:

a) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;

b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

c) Bản khai lý lịch;

d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

e) Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;

f) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam

5.Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin trở lại quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam. 

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.

Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Thủ tục hồi hương cho Việt kiều mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected]

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải