Đang gửi...

Pháp luật về vấn đề xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành nước ta mới nhất năm 2022

Lượt xem 128
Kết hôn trái pháp luật là một hành vi vi pham pháp luật. Hiện nay, tình trạng nam nữ kết hôn trái pháp luật vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở một số địa phương. Để tìm hiểu rõ hơn về hành vi này và hạn chế tình trạng kết hôn trái pháp luật, Luật Doanh Trí trân trọng cung cấp tới quý khách hàng những thông tin hữu ích thông qua bài viết “Pháp luật về vấn đề xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành nước ta mới nhất năm 2022”. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Hôn nhân luôn là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Cũng từ hôn nhân, các chức năng cơ bản của gia đình được tiếp nối, thực hiện. Tuy nhiên tình trạng nam nữ kết hôn trái pháp luật hiện nay vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở một số địa phương. Chính vì vậy, câu hỏi “Kết hôn trái pháp luật thì bị xử lý như thế nào?” được rất nhiều người quan tâm. Vậy trong phạm vi bài viết này Luật Doanh Trí sẽ gửi đến quý khách hàng những thông tin pháp lý hữu ích về vấn đề trên.

Pháp luật về vấn đề xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành nước ta mới nhất năm 2022

1. Cơ sở pháp lý

- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Luật 52/2014/QH13.

2. Kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm một hoặc các điều kiện kết hôn sau đây:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Xem thêm: Hậu quả của việc kết hôn trái pháp luật

3. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

 

Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

Căn cứ Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái phép bao gồm:

- Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 10 yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

+ Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 10 yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Xem thêm: Những trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật

4. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật

Xử lý việc kết hôn trái pháp luật

Căn cứ Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, việc xử lý kết hôn trái pháp luật như sau:

- Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

- Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

- Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

5. Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật

Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật

Căn cứ Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật:

- Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

- Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Xem thêm: Thẩm quyền xử lý kết hôn trái pháp luật

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về “Pháp luật về vấn đề xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành nước ta mới nhất năm 2022”. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải