Đang gửi...

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về tài sản chung của vợ chồng?

Lượt xem 89
Khi kết hôn, việc đóng góp tài sản để xây dựng gia đình là điều cần thiết. Trong thời kì hôn nhân vợ chồng sẽ có các quan hệ về tài sản như tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ chồng, các loại tài sản phát sinh trong thời kì hôn nhân. Vậy tài sản nào sẽ là tài sản chung? Tài sản nào sẽ là tài sản riêng? Pháp luật có quy định gì về tài sản chung của vợ chồng? Luật Doanh Trí sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp những thắc mắc trên trong phạm vi bài viết “Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về tài sản chung của vợ chồng”. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Hôn nhân luôn là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Khi kết hôn, việc đóng góp tài sản để xây dựng gia đình là điều cần thiết. Trong thời kì hôn nhân vợ chồng sẽ có các quan hệ về tài sản như tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ chồng, các loại tài sản phát sinh trong thời kì hôn nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những quy định về những quy định của pháp luật về hôn nhân trong đó có các quy định về tài sản chung của vợ chồng trong hôn nhân. Trong phạm vi bài viết này, Luật Doanh Trí sẽ gửi đến quý khách hàng những thông tin pháp lý mới nhất về vấn đề trên.

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về tài sản chung của vợ chồng

1. Căn cứ pháp lý.

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

- Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình.

2. Tài sản chung của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng

Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung của vợ chồng gồm:

- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân;

- Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân ( Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP):

+ Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này;

+ Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;

+ Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi nào?

- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng (Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP):

+ Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình;

+ Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

- Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật (Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP):

+ Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

+ Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

+ Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

3. Quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng.

 

Quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

- Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung (Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014):

+ Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

+ Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.

- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

+ Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

+ Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

Bất động sản;

Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

Xem thêm: Nguyên tắc giải quyết tài sản sau ly hôn

- Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng (Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

+ Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

+ Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

+ Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

- Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014):

+ Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

+ Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

- Chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn:

+ Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

+ Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

+ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

+ Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Xem thêm: Chế độ tài sản của vợ chồng

Nếu Quý khách hàng mong muốn được giúp đỡ và sử dụng dịch vụ tư vấn về quy định của pháp luật hiện hành về tài sản chung của vợ chồng, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất.

Xin vui lòng liên hệ theo hình thức sau :

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải