Đang gửi...

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Lượt xem 338
Sau khi kết hôn thì tài sản của vợ chồng được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật Việt Nam về Chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Hôn nhân là nền tảng của xã hội, được xác lập trên cơ sở tình yêu tự nguyện từ hai phía. Hôn nhân luôn là một vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân, chính vì vậy để duy trì được đời sống vợ chồng hạnh phúc bền lâu thì cần phải trải qua rất nhiều yếu tố tác động. Tài sản vợ chồng là một trong những nội dung quan trọng của luật hôn nhân và gia đình. Sau khi kết hôn, xuất hiện sự phức tạp trong việc xác định tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng vợ chồng cũng như các lợi ích và các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này. Vậy hiện nay pháp luật quy định như thế nào về chế độ tài sản vợ chồng, Luật Doanh Trí trong phạm vi bài viết “Chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hiện hành” sẽ cung cấp những thông tin pháp lý mới nhất đến Quý khách hàng về vấn đề trên.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hiện hành

Xem thêm: Nguyên tắc chia tài sản sau ly hôn

1. Căn cứ pháp lý.

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

- Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình.

2. Chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật.

Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung và tài sản riêng.

Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung của vợ chồng gồm: Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung đã chia; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ chồng có quyền lựa chọn 1 trong 2 chế độ tài sản sau:

- Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng;

- Chế độ tài sản theo luật định.

Xem thêm: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ chồng

3. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản vợ chồng.

Nguyên tắc chung về chế độ tài sản vợ chồng

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

+ Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

+ Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

+ Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

- Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình:

+ Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

+ Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

- Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

Xem thêm: Chia tài sản trong thời kì hôn nhân

4. Chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Chế độ tài sản theo thỏa thuận

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

- Tài sản của vợ, chồng theo chế độ tài sản thỏa thuận:

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung sau đây:

+ Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;

+ Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;

+ Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;

+ Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.

- Nội dung thỏa thuận của chồng được quy định tại Điều 48 Luật hôn nhân gia đình 2014:

+ Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

+ Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

+ Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

+ Nội dung khác có liên quan.

+ Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.

- Thực hiện chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận:

Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản. Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu trong các trường hợp sau:

+ Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;

+ Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;

+ Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.

5. Chế độ tài sản theo luật định.

Chế độ tài sản theo luật định

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình.

- Tài sản của vợ chồng theo chế độ tài sản luật định bao gồm tài sản chung (tại Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014) và tài sản riêng (Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

- Thực hiện chế độ tài sản vợ chồng theo luật định:

+ Tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy định tại Điều 34 của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu.

+ Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình.

+ Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.

Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Nếu Quý khách hàng mong muốn được giúp đỡ và sử dụng dịch vụ tư vấn về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hiện hành, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất.

Xin vui lòng liên hệ theo hình thức sau :

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải