Đang gửi...

Ai có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn tại Việt Nam mới nhất năm 2022

Lượt xem 162
Hôn nhân là quyền được xác lập dành riêng cho vợ chồng trong mối quan hệ đó cho nên việc xác định người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn cũng được pháp luật hiện hành quy định để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên vợ chồng trong quan hệ hôn nhân này. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Ai có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn tại Việt Nam mới nhất năm 2022”. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Quyền yêu cầu ly hôn là quyền nhân thân gắn liền với cả vợ và chồng, được pháp luật ghi nhận để bảo vệ quyền lợi cho cả hai. Tuy nhiên nhiều cặp vợ chồng chia thực sự hiểu rõ về vấn đề này nên xảy ra tranh chấp trong quá trình ly hôn. Bài viết dưới đây, Luật Doanh Trí sẽ giúp quý khách hàng giải đáp các vấn đề pháp lý về ai có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn tại Việt Nam mới nhất năm 2022.

1. Cơ sở pháp lý.

- Luật số 52/1014/QH13 Luật Hôn nhân và gia đình;

- Luật số 60/2014/QH13 Luật Hộ tịch;

- Nghị định số 82/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp; hợp tác xã;

- Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn  nhân và gia đình;

- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;

 -Bộ Luật tố tụng dân sự 2015;

- Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

- Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Ly hôn là gì?

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.

3. Điều kiện ly hôn.

                                              Điều kiện ly hôn.

Thứ nhất là đối với thuận tình ly hôn, thì điều kiện ly hôn được quy định như sau:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.

Như vậy, điều kiện để thuận tình ly hôn:

- Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn.

- Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Thứ hai, là đối với ly hôn đơn ph ương, thì điều kiện ly hôn được quy định như sau:

-  Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy điều kiện để ly hôn đơn phương:

- Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình

- Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài;

- Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;

- Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ sau ly hôn.

4. Ai có quyền yêu cầu ly hôn.

                                          Ai có quyền yêu cầu ly hôn.

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì những người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Xem thêm: Ai có thẩm quyền giải quyết ly hôn.

5. Hồ sơ, thủ tục ly hôn.

                                          Hồ sơ, thủ tục ly hôn.

Hồ sơ ly hôn cần có những loại giấy tờ sau:

- Đơn xin ly hôn ( đơn phương hoặc thuận tình theo mẫu của Tòa án);

- Bản chính giấy chứng nhận kết hôn nếu có, nếu mất nộp bản sao y bản chính và phải ghi rõ trong đơn kiện;

- Giấy CMND, CCCD, Hộ khẩu ( bản sao chứng thực), Hộ chiếu (nếu có);

- Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có);

- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp liên quan đến tài sản);

- Hồ sơ tài liệu chứng minh một bên đang ở nước ngoài (nếu có yếu tố nước ngoài).

Thủ tục ly hôn:

Bước 1: Vợ hoặc chồng chuẩn bị hồ sơ như đã nêu trên và nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân;

- Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn quy định cụ thể như sau:

- Đối với trường hợp thuận tình: 

Trường hợp ly hôn thuận tình, hai vợ chồng có thể thỏa thuận đến Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú (đăng ký thường trú) của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

- Đối với trường hợp ly hôn đơn phương:

Đối với trường hợp đơn phương ly hôn sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án cấp quận/huyện nơi bị đơn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

- Đối với hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài

Trường này áp dụng theo điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ ly hôn trừ những vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện trừ khi giải quyết giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Bước 2: Tòa án ra thông báo thụ ly đơn xin ly hôn

Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn quy định Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho vợ/ chồng;

Bước 3: Vợ hoặc chồng nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn

Vợ/ chồng nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án nhân dân tiến hành hòa giải ly hôn

Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.

Bước 5: Mở phiên tòa giải quyết yêu cầu ly hôn

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành  và các bên không thay đổi quyết định về việc ly hôn. Tòa án nhân dân sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết yêu cầu ly hôn.

Trên đây là ý kiến giải đáp về Ai có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn tại Việt Nam mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Xem thêm: Mức cấp dưỡng của cha mẹ với con cái sau khi ly hôn

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải