THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH MỚI NHẤT NĂM 2023
Mục lục
1. Chi nhánh công ty là gì?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi nhánh phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh đó.
- Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. Thủ tục, quy trình thành lập chi nhánh công ty do Chính phủ quy định.
2. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty
- Điều kiện chủ sở hữu chi nhánh:
Muốn thành lập chi nhánh công ty, điều đầu tiên cần làm trước là thành lập công ty và có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước.
- Điều kiện về Tên chi nhánh:
Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
- Điều kiện trụ sở chính chi nhánh:
Trụ sở chính của chi nhánh là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.
- Ngành, nghề kinh doanh chi nhánh:
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Điều kiện về Người đứng đầu chi nhánh:
Người đứng đầu chi nhánh là cá nhân, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Có thể là người khác hoặc thành viên công ty.
-Hình thức hạch toán chi nhánh:
Lựa chọn hình thức hạch toán chi nhánh độc lập hoặc Phụ thuộc
3. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty gồm những gì?
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty gồm những tài liệu sau đây:
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên
- Thông báo đăng ký hoạt động chi nhánh (Theo mẫu Phụ lục tại Thông tư 20/2015/TT-BKH)
- Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc lập chi nhánh;
- Quyết định bổ nhiệm Người đứng đầu chi nhánh;
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục này;
- Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu Người đứng đầu chi nhánh
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên:
- Thông báo lập chi nhánh theo mẫu;
- Quyết định của Hội đồng thành viên về việc lập chi nhánh;
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- Biên bản của Hội đồng thành viên về việc lập chi nhánh;
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân của người lập chi nhánh.
- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh.
- Chứng minh nhân dân của người được ủy quyền.
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần
- Thông báo đăng ký thành lập chi nhánh công ty cổ phần (Theo mẫu Phụ lục tại Thông tư 20/2015/TT-BKH)
- Quyết định của Hội đồng quản trị về việc lập chi nhánh;
- Biên bản của Hội đồng quản trị về việc lập chi nhánh
- Quyết định bổ nhiệm Người đứng đầu chi nhánh;
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục này;
- Bản sao hợp lệ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu Người đứng đầu chi nhánh
4. Thủ tục thành lập chi nhánh
Bước 1: Tư vấn thành lập chi nhánh công ty
Bước 2: Chuẩn bị thông tin, soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh
Luật Doanh Trí sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin cần thiết cho việc soạn thảo hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, sau đó chúng tôi sẽ soạn thảo hồ sơ và chuyển cho khách hàng ký.
Bước 3: Nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký
Hồ sơ thành lập chi nhánh sau khi hoàn thành sẽ được Luật Doanh Trí tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hoạt động. Sau khi hồ sơ được nộp, chúng tôi sẽ theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận thành lập chi nhánh công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hồ sơ sau khi được nộp và chấp nhận hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập chi nhánh, Luật Doanh Trí sẽ đại diện cho khách hàng tiến hành nhận giấy chứng nhận nêu trên.
Bước 5: Tiến hành nộp hồ sơ thông báo về việc thành lập chi nhánh với cơ quan quản lý Thuế
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Thủ tục thành lập chi nhánh mới nhất 2023. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG MỚI NHẤT NĂM 2022
- THÀNH LẬP CÔNG TY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIẢI THỂ CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TẠI HÀ NỘI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TẠI QUẬN 7 MỚI NHẤT NĂM 2022
- Thủ tục thành lập công ty kinh doanh quần áo may mặc
- Cách thức thành lập công ty TNHH một thành viên kinh doanh đồ gia dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Lựa chọn loại hình công ty như thế nào cho phù hợp
- Thủ tục bổ sung thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty
- Thành lập công ty sản xuất gia công vàng trang sức
- Lý do nên lựa chọn thành lập công ty cổ phần
- Tăng giảm vốn điều lệ công ty như thế nào
- Thành lập công ty cổ phần kinh doanh thực phẩm
- Thông tin đáng lưu ý đối với công ty cổ phần