Đang gửi...

Lựa chọn loại hình công ty như thế nào cho phù hợp

Lượt xem 795
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang ngày một phát triển, đa dạng các lĩnh vực ngành, nghề được người dân lựa chọn kinh doanh hoạt động với nhiều hình thức khác nhau. Pháp luật doanh nghiệp đã ghi nhận và phân ra thành các loại hình doanh nghiệp tương ứng với các đặc điểm riêng biệt để người dân lựa chọn. Tuy nhiên, một số người dân khi mới bắt đầu kinh doanh không khỏi thắc mắc về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện của họ. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới một số thông tin phần nào giúp quý khách hàng giải đáp được những thắc mắc khi lựa chọn loại hình công ty. Trường hợp có nhu cầu tư vấn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 99 66 39 để được giải đáp thắc mắc.

Mục lục

Lựa chọn loại hình công ty

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

- Luật Đầu tư 2020;

- Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

2. Điều kiện thành lập công ty

Điều kiện thành lập công ty

- Đối với cá nhân: Đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Đối với tổ chức: Có tư cách pháp nhân. Không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Đáp ứng yêu cầu tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm: Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường; Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

- Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

+ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

+ Hình thức đầu tư;

+ Phạm vi hoạt động đầu tư;

+ Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

+ Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Đặc điểm của từng loại hình công ty

3.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

- Giới hạn thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

- Trách nhiệm thành viên: Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Tư cách pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Phát hành cổ phần và trái phiếu:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp.

3.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

- Giới hạn thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).

- Trách nhiệm chủ sở hữu: Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Tư cách pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Phát hành cổ phần và trái phiếu:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

3.3. Công ty cổ phần

Công ty cổ phần

- Giới hạn thành viên: Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

- Trách nhiệm cổ đông:

+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

- Tư cách pháp lý: Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Phát hành cổ phần và trái phiếu: Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

3.4. Công ty hợp danh

- Giới hạn thành viên: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

- Trách nhiệm thành viên:

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

- Tư cách pháp lý: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Phát hành cổ phần và trái phiếu: Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về vấn đề Lựa chọn loại hình công ty như thế nào cho phù hợp. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: adcvietnam

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải