Đang gửi...

THÀNH LẬP CÔNG TY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 315
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2018 “Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.”. Vậy thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ vấn đề này.

Mục lục

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2018 “Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm”. Vậy thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ vấn đề này.

1. Căn cứ pháp lý.

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký Doanh nghiệp;

- Luật số 02/VBHN-VPQH Luật An toàn thực phẩm;

2. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với công ty chế biến thực phẩm.

- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quy định tại Điều 19 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2018, cụ thể:

“1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

e) Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.”

3. Hồ sơ thành lập công ty chế biến thực phẩm.

Hồ sơ thành lập công ty chế biến thực phẩm cần có:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Điều lệ doanh nghiệp chế biến thực phẩm;

- Danh sách thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp chế biến thực phẩm;

- Bản sao chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập doanh nghiệp;

- Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức;

- Bản sao chứng minh nhân dân của đại diện pháp luật của tổ chức;

- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm;

- Các giấy tờ cần thiết khác nếu có.

4. Thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ như đã nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

- Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

- Sau 03 ngày làm việc khi nhận được hồ sơ hợp lệ, sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm.

Bước 4: Thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp chế biến thực phẩm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Nội dung công bố bao gồm:

+ Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Danh sách cổ đông sáng lập,

+ Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp chế biến thực phẩm.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp chế biến thực phẩm không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 5: Khắc con dấu tròn và thông báo sử dụng mẫu con dấu tròn của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp tiến hành liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc con dấu tròn cho doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp hoàn toàn có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung thông tin trên con dấu tròn của mình. Sau khi khắc xong dấu, doanh nghiệp thông báo về mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp biên nhận. Sở kế hoạch đầu tư sẽ thực hiện đăng tải mẫu con dấu tròn của doanh nghiệp lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.

Bước 6: Đăng bố cáo thông tin doanh nghiệp chế biến thực phẩm

- Doanh nghiệp phải công bố thông tin công khai về các thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép.

Bước 7: Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị của doanh nghiệp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo mẫu đã có sẵn;

- Bản sao y công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã nêu trên khi thực hiện ở Bước 1;

- Bản thuyết minh đưa ra được yêu cầu đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ theo quy định thuộc ngành nghề kinh doanh sản xuất thực phẩm;

- Giấy xác nhận có đủ điều kiện về sức khoẻ cho chủ cơ sở sản xuất hay người đại diện chế biến thực phẩm và những người trực tiếp tham gia quá trình sản xuất chế biến thực phẩm do cơ sở đơn vị y tế cấp huyện trở lên cấp phép;

- Giấy xác nhận của chủ cơ sở và những người trực tiếp tham giá sản xuất đã hoàn thành tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

Cơ quan chứng nhận cấp phép:

- Đối với các ngành nghề kinh doanh thông thường, hồ sơ cấp phép của doanh nghiệp sản xuất chế biến và kinh doanh thực phẩm sẽ do Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực tiếp quản lý và cấp phép. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng đặc biệt khác như rượu, bia, nước ngọt, sữa, dầu thực vật và các sản phẩm chế biến bột thì cơ quan trực tiếp có thẩm quyền cấp phép là Bộ Công thương hoặc Sở Công thương tùy vào quy mô sản xuất doanh nghiệp.

Thời hạn cấp phép cho doanh nghiệp

- Trong  vòng thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu nhận được hồ sơ nêu trên thì cơ quan cấp phép sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ nào của doanh nghiệp không hợp lệ, cơ quan cấp phép sẽ đưa ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định.

- Đúng trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp

Thời hạn hiệu lực giấy chứng nhận

- Giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian 03 năm kể từ ngày cấp phép

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Thành lập công ty chế biến thực phẩm mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Hotline: 0248.883.8383
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải