Đang gửi...

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TẠI QUẬN 7 MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 556
Quận 7 là một trong những quận có nhiều dự án lớn thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, điển hình trong đó là dự án khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Đây cũng là quận có sức bật rõ nhất trong các quận tại thành phố lớn này của nước ta, tạo được nhiều thuận lợi cho việc kinh doanh. Chính vì vậy, ngày càng nhiều doanh nghiệp tập trung về đây để hoạt động kinh doanh, điều này đồng thời khiến nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại Quận 7 tăng lên. Công ty Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới Quý khách hàng một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề thành lập Công ty TNHH hai thành viên tại Quận 7 thông qua bài viết “Thủ tục thành lập Công ty TNHH hai thành viên tại Quận 7 mới nhất năm 2022”.

Mục lục

Quận 7 là một trong những quận có nhiều dự án lớn thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, điển hình trong đó là dự án khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Đây cũng là quận có sức bật rõ nhất trong các quận tại thành phố lớn này của nước ta, tạo được nhiều thuận lợi cho việc kinh doanh. Chính vì vậy, ngày càng nhiều doanh nghiệp tập trung về đây để hoạt động kinh doanh, điều này đồng thời khiến nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại Quận 7 tăng lên. Công ty Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới Quý khách hàng một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề thành lập Công ty TNHH hai thành viên tại Quận 7 thông qua bài viết Thủ tục thành lập Công ty TNHH hai thành viên tại Quận 7 mới nhất năm 2022”.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp;

- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

2. Khái niệm

- Khái niệm Doanh nghiệp – Công ty:

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Pháp luật không có định nghĩa cụ thể về khái niệm “Công ty”, tuy nhiên do công ty có đầy đủ các yếu tố của doanh nghiệp nên có thể hiểu công ty là một loại hình của doanh nghiệp.

-  Khái niệm Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa khái niệm Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần và được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.

3. Ưu điểm của Công ty TNHH hai thành viên trở lên

- Thứ nhất, người góp vốn ít gặp rủi ro do họ chỉ cần chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình;

- Thứ hai, các thành viên công ty thường là người quen biết, có độ tin cậy nhất định nên việc tổ chức, quản lý và điều hành công ty trở nên dễ dàng hơn;

- Thứ ba, trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên, các vấn đề về vốn góp và chuyển nhượng vốn được quy định và điều chỉnh chặt chẽ, điều này giúp tránh được những rủi ro trong chuyển nhượng vốn giữa thành viên công ty với người ngoài công ty, hạn chế sự xâm nhập từ người lạ, khi có thành viên mới thì các nhà đầu tư cũng dễ dàng nắm bắt thông tin và kiểm soát. Vốn được ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên trong công ty trước khi chuyển nhượng cho người ngoài.

4. Điều kiện thành lập Công ty TNHH hai thành viên tại Quận 7 năm 2022

- Về thành viên công ty:

Số lượng thành viên trong công ty không được ít hơn 02 người và không được vượt quá 50 người. Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Về tên công ty:

Tên công ty phải có ít nhất hai thành tố:

+ Loại hình công ty (trách nhiệm hữu hạn hoặc TNHH);

+ Tên riêng.

Không được đặt tên công ty trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký thành lập doanh nghiệp trước; Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp (trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó); Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc trong tên công ty.

- Về trụ sở công ty:

Trụ sở công ty là nơi giao dịch, liên lạc của công ty nên địa chỉ phải ghi đầy đủ, chính xác các nội dung sau: số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã; phường; quận; thành phố trực thuộc trung ương.

Nếu doanh nghiệp đăng ký địa chỉ trụ sở công ty tại tòa nhà có chức năng văn phòng thì phải cung cấp giấy tờ chứng minh địa chỉ đó được phép làm văn phòng, tránh vi phạm Luật nhà ở 2014.

- Về vốn điều lệ:

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Luật không có quy định chi tiết về vốn góp điều lệ của công ty ở mức tối đa hoặc tối thiểu bao nhiêu, tuy nhiên nếu ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.

- Về ngành, nghề kinh doanh:

Theo quy định của pháp luật, Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Số lượng ngành nghề đăng ký cũng không bị hạn chế. Tức là trong trường hợp này, Công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền tự do lựa chọn ngành, nghề để kinh doanh trong điều kiện ngành nghề đó không thuộc phạm vi các ngành nghề bị cấm theo quy định của Điều 6 Luật Đầu tư 2020.

Khi thành lập doanh nghiệp, công ty phải chọn ra các ngành nghề dự kiến của công ty mình và trong hồ sơ khi thành lập công ty nộp cho cơ Quan nhà nước thì ngành nghề của công ty, doanh nghiệp phải xắp xếp theo mã ngành Cấp 4 trong Hệ thống Ngành Nghề Kinh Tế Việt Nam.

5. Hồ sơ thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Hồ sơ thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên gồm những tài liệu sau đây:

(1) Giấy ủy quyền (trong trường hợp có sự ủy quyền);

(2) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

(3) Điều lệ công ty.

(4) Danh sách thành viên.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

(5) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

(6) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

(7) Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên.

(8) Danh sách người đại diện theo pháp luật/người đại diện theo ủy quyền (trong trường hợp thành viên công ty TNHH hai thành viên là tổ chức)

(9) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

6. Trình tự, thủ tục thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên tại Quận 7 năm 2022

Giai đoạn 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà cụ thể ở đây là Công ty TNHH hai thành viên trở lên;

- Đặt tên cho doanh nghiệp;

- Xác định ngành nghề kinh doanh đảm bảo không trái quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh;

- Xác định địa chỉ và trụ sở của công ty;

- Xác định vốn điều lệ công ty;

- Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty;

- Chuẩn bị tài liệu hoàn tất hồ sơ đăng ký thành lập công ty.

Giai đoạn 2: Đăng ký thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Có 04 phương thức nộp hồ sơ đăng ký thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên là đăng ký trực tiếp, gửi hồ sơ đăng ký qua dịch vụ bưu chính, đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng hoặc đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh.

6.1. Trường hợp đăng ký trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cá nhân, tổ chức đăng ký nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (địa chỉ 90G đường Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).

Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp

6.2. Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng hoặc qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh

Bước 1: Nộp hồ sơ qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng/ qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh

Người nộp hồ sơ kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ và thông báo kết quả

- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp: Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp.

- Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp: Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân

Một điểm mới trong Luật Doanh nghiệp 2020 mới đây là việc quy định doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nữa, đồng thời cũng không quy định bắt buộc một số nội dung phải có trên con dấu của doanh nghiệp như quy định trước đó.

Giai đoạn 4: Hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập công ty

Hoàn tất các thủ tục khác như: Đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh; Bố cáo được yêu cầu theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn; Kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số; Nộp thuế môn bài.

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện được đưa ra.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên tại Quận 7 mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.                                

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải