Đang gửi...

Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất năm 2022

Lượt xem 181
Việc người không có quốc tịch Việt Nam muốn nhận nuôi trẻ là người Việt hoặc người Việt Nam muốn nhận nuôi trẻ em là người nước ngoài không còn là vấn đề hiếm gặp hiện nay, pháp luật sử dụng thuật ngữ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài để chỉ các trường hợp trên. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài. Vậy để cung cấp những thông tin pháp lý hữu ích về thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài Luật Doanh Trí xin gửi đến Quý khách hàng bài viết “Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất năm 2022”. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Hiện nay, việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài đang được thực hiện rất phổ biến và rộng rãi, nhưng không phải ai cũng biết được các điều kiện, thủ tục, quy trình thực hiện tại các cơ quan nhà nước như nào? Trong phạm vi bài viết này Luật Doanh Trí sẽ gửi đến quý khách hàng các thông tin pháp lý mới nhất về vấn đề trên.Hiện nay, việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài đang được thực hiện rất phổ biến và rộng rãi, nhưng không phải ai cũng biết được các điều kiện, thủ tục, quy trình thực hiện tại các cơ quan nhà nước như nào? Trong phạm vi bài viết này Luật Doanh Trí sẽ gửi đến quý khách hàng các thông tin pháp lý mới nhất về vấn đề trên.

Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất năm 2022

I. Căn cứ pháp lý.

- Luật Nuôi con nuôi năm 2010;

- Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi;

- Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi.

II. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Điều 28 Luật Nuôi con nuôi quy định về các trường hợp nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài bao gồm:

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

+ Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

+ Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

+ Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

+ Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

+ Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

- Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

Xem thêm: Thủ tục nhận nuôi con nuôi

III. Điều kiện nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Điều kiện nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Điều 29 Luật Nuôi con nuôi quy định về điều kiện nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau:

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.

- Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.

Như vậy, muốn nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người nhận con nuôi thường trú và phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:

- Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

+ Có tư cách đạo đức tốt.

- Những người sau đây không được nhận con nuôi:

+ Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

+ Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

+ Đang chấp hành hình phạt tù;

+ Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

- Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định:

+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

Xem thêm: Con nuôi có được thừa kế tài sản cha mẹ để lại không?

IV. Hồ sơ nhận con nuôi có yếu nước ngoài.

Hồ sơ nhận con nuôi có yếu nước ngoài

Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

- Đơn xin nhận con nuôi;

- Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

- Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

- Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

- Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

- Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

Tùy vào thực tế trong một số tường hợp cần cung cấp thêm các giấy tờ sau:

- Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.

- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.

- Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.

- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 19/2011/NĐ-CP.

- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

V. Trình tự thủ tục nhận con nuôi có yếu tô nước ngoài.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ.

Cá nhân muốn thực hiện thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ đến Cục con nuôi thuộc Bộ tư pháp.

Bước 2: Giải quyết.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi, Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp, nếu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý thì ra thông báo cho Sở Tư pháp để làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp; trường hợp không đồng ý thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Bộ Tư pháp kiểm tra việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, nếu hợp lệ thì lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm con nuôi nước ngoài và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận nuôi con nuôi đang thường trú.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước có người nhận nuôi con nuôi thông báo về sự đồng ý của người nhận nuôi con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.

Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Bước 3: Nhận kết quả

Sở Tư pháp thông báo cho người nhận nuôi con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. Trong thời hạn 60 ngày, người nhận nuôi con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi; trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi thì phải có ủy quyền cho người kia; có thể gia gahn, nhưng không quá 90 ngày. Hết thời hạn nêu trên, nếu bên nhận nuôi con nuôi không đến nhận con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Nếu Quý khách hàng mong muốn được giúp đỡ và sử dụng dịch vụ tư vấn về thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, phần vốn góp tỉ lệ phần vốn góp trong công ty TNHH 2 thành viên, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất.

Xin vui lòng liên hệ theo hình thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Tô Anh Thư

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải