THỦ TỤC LY HÔN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM MỚI NHẤT NĂM 2022
Mục lục
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Vậy thủ tục ly hôn cho người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Thủ tục ly hôn cho người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Xem thêm: Những trường hợp hủy hôn trái pháp luật
1. Căn cứ pháp lý.
- Luật hôn nhân và gia đình 2014;
- Bộ Luật tố tựng dân sự 2015.
2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài
Theo quy định tại Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài được quy định như sau:
" Điều 123. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
2. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.”
Cũng theo quy định tại Điều 469, 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết li hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cụ thể như sau:
"Điều 469. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
2. Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.”
"Điều 470. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.
2. Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
a) Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
c) Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
d) Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;
đ) Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.”
3. Hồ sơ, thủ tục giải quyết ly hôn với người nước ngoài.
Hồ sơ, thủ tục giải quyết ly hôn với người nước ngoài
Các hình thức ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam:
- Thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Ly hôn đơn phương theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Hồ sơ giải quyết li hôn với người nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ta, bao gồm:
- Đơn yêu cầu hoặc đơn khởi kiện li hôn;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân;
- Giấy tờ của bên có hộ tịch nước ngoài: visa, hộ chiếu,…;
- Hộ khẩu;
- Giấy khai sinh của các con;
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh tài sản chung như: đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,….
Thời gian giải quyết li hôn:
- Đối với thuận tình ly hôn: thời gian giải quyết sẽ từ 01- 02 tháng.
- Đối với ly hôn đơn phương: thời gian giải quyết ở cấp sơ thẩm sẽ từ 04 - 06 tháng, còn cấp phúc thẩm sẽ từ 03 – 04 tháng (trong trường hợp bị đơn vắng mặt hoặc có tranh chấp xảy ra… thì thời gian giải quyết li hôn có thể sẽ dài hơn.
Thủ tục giải quyết ly hôn:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ như trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết li hôn với người nước ngoài tại Việt Nam.
Bước 3: Cơ quan có thẩm tiếp nhận hồ sơ.
Đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp án phí
Bước 4: Tòa án ra triệu tập các đương sự để giải quyết li hôn.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Thủ tục ly hôn cho người nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau ly hôn được thực hiện như thế nào tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân như thế nào
- Thủ tục đăng ký kết hôn lại tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình không có giấy tờ nhà đất tại Hà Nội năm 2022
- Quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng mới nhất năm 2022
- Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất năm 2022
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận mã số mã vạch
- CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
- THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 2023
- Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm những gì
- Thủ tục hồ sơ xin visa (thị thực) Việt Nam