THỦ TỤC GÓP VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM MỚI NHẤT NĂM 2022
Mục lục
Thủ tục góp vốn đầu tư vào công ty kinh doanh bất động sản ở Việt Nam mới nhất năm 2022
Xem thêm: Thủ tục cấp Visa du lịch Nhật Bản mới nhất năm 2022
1. Căn cứ pháp lý
- Luật đầu tư 2020;
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật Kinh doanh bất động sản 2020;
- Luật Nhà ở 2014;
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Nghị định 47/2021/ NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
2. Kinh doanh bất động sản là gì?
Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.
3. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty kinh doanh bất động sản
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty kinh doanh bất động sản tại Việt Nam thì sẽ cần đáp ứng những yêu cầu và điều kiện cơ bản như sau:
- Chủ đầu tư của nước ngoài phải là công dân hợp lệ của các nước WTO, có giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, tư cách pháp nhân hợp lệ, có xác minh của lãnh sự.
- Chủ đầu tư nước ngoài phải đảm bảo và góp đủ số vốn đã cam kết, cung cấp những giấy tờ đầy đủ để chứng minh về điều kiện tài chính cũng như khả năng đầu tư.
- Công ty mà chủ đầu tư ngoại quốc muốn góp vốn phải là công ty kinh doanh bất động sản ở Việt Nam có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp. Nếu chưa có thì cần chuẩn bị đủ hồ sơ thành lập công ty để xin giấy phép kinh doanh bất động sản, sau đó mới có thể tiếp nhận vốn góp.
Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty kinh doanh bất động sản
Xem thêm: Thủ tục xin cấp visa du học Anh Quốc mới nhất năm 2022
- Về việc đăng ký góp vốn: Trường hợp chủ đầu tư của nước ngoài tiến hành góp vốn với tỉ lệ nhỏ hơn 49% thì có thể không cần thực hiện đăng ký góp vốn (tức là có thể không cần làm thủ tục trên). Nhưng nếu tỉ lệ vốn góp vượt mức 51% so với vốn điều lệ thì phải làm thủ tục đăng ký góp vốn theo luật định.
- Tỉ lệ vốn có thể góp: Doanh nhân nước ngoài có thể tiến hành góp vốn với tỉ lệ từ 1% - 100% so với vốn điều lệ của công ty kinh doanh bất động sản ở Việt Nam. Do lĩnh vực này hiện không có hạn chế về số vốn đầu tư của chủ đầu tư đến từ nước ngoài.
4. Hồ sơ nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty kinh doanh bất động sản
Nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành góp vốn vào công ty kinh doanh bất động sản cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
(i) Giấy đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp hay tiến hành góp vốn của doanh nhân ngoại quốc. Trong đó cần trình bày rõ số vốn muốn góp hay số cổ phần, phần vốn góp muốn mua, muốn sở hữu trong doanh nghiệp và đặc biệt là nêu rõ thông tin của công ty kinh doanh bất động sản ở Việt Nam.
(ii) Các loại giấy tờ có thể chứng minh tư cách hợp lệ của chủ đầu tư như giấy phép hoạt động doanh nghiệp. Nếu là tổ chức của nước ngoài kèm theo bản sao chứng minh nhân dân/ bản sao hộ chiếu/ bản sao thẻ căn cước công dân của doanh nhân ngoại quốc và những người có liên quan.
(iii) Giấy ủy quyền (trong trường hợp nhờ người khác nộp hồ sơ)
5. Thủ tục nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty kinh doanh bất động sản
Thủ tục nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty kinh doanh bất động sản
Xem thêm: Quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới nhất năm 2022
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đăng kí góp vốn lên Sở kế hoạch và Đầu tư. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, chủ đầu tư của nước ngoài sẽ được cấp phép góp vốn sau khoảng 15 ngày.
Bước 2: Thực hiện góp vốn
Chủ đầu tư đến từ nước ngoài và chủ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ở Việt Nam tiến hành hoàn thành ký kết hợp đồng và hoàn tất việc góp vốn, ký kết hợp đồng góp vốn, chuyển nhượng, mua bán phần vốn góp và cổ phần trong công ty theo đúng pháp luật.
Để có thể tiến hành góp vốn thuận lợi, chủ đầu tư cần lập một tài khoản đầu tư tại ngân hàng của Việt Nam, sau đó chuyển vốn góp thông qua tài khoản này.
Bước 3: Thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông và hình thức công ty
Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản của Việt Nam sau khi tiếp nhận vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài thì cần làm thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông công ty. Ngoài ra, nếu quá trình góp vốn làm thay đổi loại hình công ty thì doanh nghiệp còn phải làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định.
Trên đây là ý kiến giải đáp về Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2022. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Tô Anh Thư
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau ly hôn được thực hiện như thế nào tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân như thế nào
- Thủ tục đăng ký kết hôn lại tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình không có giấy tờ nhà đất tại Hà Nội năm 2022
- Quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng mới nhất năm 2022
- Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất năm 2022
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận mã số mã vạch
- CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
- THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 2023
- Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm những gì
- Thủ tục hồ sơ xin visa (thị thực) Việt Nam