QUY ĐỊNH VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO MỚI NHẤT NĂM 2022
Mục lục
Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”. Vậy quy định của pháp luật nước ta về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thể hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ vấn đề này.
Quy định về mang thai hộ về mục đích nhân đạo mới nhất năm 2022
Xem thêm: Thủ tục đăng kí giám hộ
1. Cơ sở pháp lý.
- Luật số 52/2014/QH13 Luật Hôn nhân và gia đình;
- Nghị định số 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
- Nghị định số 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
2. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì điều kiện mang thai hộ được quy định như sau:
- Thứ nhất, iệc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
- Thứ hai, vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
+ Vợ chồng đang không có con chung;
+ Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
- Thứ ba, người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
+ Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
+ Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
+ Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
+ Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
- Thứ tư, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
3. Quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Các quy định của pháp luật về mang thai hộ được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các luật khác liên quan, cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
- Một là, xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
- Hai là, thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
+ Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ (sau đây gọi là bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ).
+ Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng.
- Ba là, quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
+ Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
+ Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.
+ Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
+ Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Bốn là, quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
+ Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.
+ Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra.
+ Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con.
+ Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.
+ Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.
4. Mang thai hộ vì mục đích thương mại bị xử lý như thế nào?
Mang thai hộ vì mục đích thương mại bị xử lý như thế nào?
Theo điểm g khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nghiêm cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại.
4.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại
Theo quy định tại Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP:
- Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại.
- Người vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
4.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến mang thai hộ vì mục đích thương mại
Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Hình sự :
- Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau ly hôn được thực hiện như thế nào tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân như thế nào
- Thủ tục đăng ký kết hôn lại tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình không có giấy tờ nhà đất tại Hà Nội năm 2022
- Quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng mới nhất năm 2022
- Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất năm 2022
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận mã số mã vạch
- CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
- THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 2023
- Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm những gì
- Thủ tục hồ sơ xin visa (thị thực) Việt Nam