Đang gửi...

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ CỬ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Lượt xem 257
Theo pháp luật dân sự, một số đối tượng sẽ cần đến người giám hộ, ví dụ như như trẻ em còn quá nhỏ tuổi hay người bị mất năng lực hành vi dân sự. Vậy làm thế nào để đăng ký giám hộ khi bạn là người nước ngoài, hoặc đang cư trú ở nước ngoài, hoặc quan hệ với người giám hộ có yếu tố nước ngoài? Bài viết dưới đây của Luật Doanh Trí sẽ cung cấp thông tin cho Quý khách hàng về trường hợp giám hộ cử có yếu tố nước ngoài. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Thủ tục đăng ký giám hộ cử có yếu tố nước ngoài

Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn lại tại Việt Nam mới nhất năm 2022

1. Cơ sở pháp lý

- Luật hộ tịch 2014;

- Bộ luật dân sự 2015.

2. Người giám hộ có những quyền gì?

Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:

a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

3. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi

- Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.

- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

- Quản lý tài sản của người được giám hộ.

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi

Xem thêm: Giám hộ đương nhiên là gì? Trình tự, thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên

4. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

- Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

5. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;

b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;

c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;

d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

6. Thủ tục đăng ký giám hộ cử 

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau đây:

- Tờ khai đăng ký giám hộ (theo mẫu);

- Văn bản cử người giám hộ (theo mẫu);

- Hộ chiếu (đối với người nước ngoài)/Căn cước công dân (đối với người Việt Nam);

- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xử lý yêu cầu

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.

Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Xem thêm: Thủ tục xin giấy xác nhận tình trạng độc thân tại thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2022

7. Các trường hợp thay đổi người giám hộ

Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp sau đây:

a) Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật này;

b) Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;

c) Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;

d) Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

Khi thay đổi người giám hộ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có người giám hộ mới, người đã thực hiện việc giám hộ phải chuyển giao giám hộ cho người thay thế mình.

Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do chuyển giao và tình trạng tài sản, vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Cơ quan cử, chỉ định người giám hộ, người giám sát việc giám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về thủ tục đăng ký giám hộ cử có yếu tố nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực Tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Tô Anh Thư

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải