Thủ tục giải thể công ty TNHH một thành viên
Mục lục
Trên thực tế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau như về tài chính, cơ cấu tổ chức, vấn đề nội bộ,... mà các doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động. Một trong những phương thức để chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp đó là giải thể. Giải thể công ty là thủ tục nhằm tạo cơ sở pháp lý để một công ty có thể chấm dứt hoạt động. Vấn đề giải thể công ty tưởng như khá đơn giản nhưng lại tồn tại nhiều vấn đề pháp lý cần lưu ý. Có phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể giải thể? Hồ sơ, thủ tục giải thể như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này Luật Doanh Trí sẽ phân tích đến quý khách hàng thủ tục giải thể đối với loại hình công ty TNHH một thành viên qua bài viết sau đây.
1. Điều kiện giải thể của công ty TNHH một thành viên
Căn cứ quy định của luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp chỉ được tiến hành thực hiện thủ tục giải thể công ty TNHH một thành viên (có thể tự nguyện hoặc bắt buộc từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền) khi thỏa mãn các điều kiện:
-
Công ty chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác. Nếu doanh nghiệp không bảo đảm việc thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, thì không được phép chấm dứt hoạt động theo hình thức giải thể doanh nghiệp, mà phải thực hiện theo thủ tục phá sản doanh nghiệp.
-
Không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài
2. Trình tự, thủ tục giải thể Công ty TNHH một thành viên
Về hồ sơ gồm có:
– Quyết định giải thể doanh nghiệp;
– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
– Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Văn bản của cơ quan thuế xác nhận đã quyết toán thuế xong, doanh nghiệp không còn nợ thuế và đã đóng mã số thuế của doanh nghiệp;
– Ba số báo liên tiếp hoặc chứng từ chứng minh doanh nghiệp đã thực hiện việc đăng báo;
– Biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
– Văn bản của ngân hành nơi doanh nghiệp mở tài khoản xác nhận doanh nghiệp không còn nợ ngân hàng và đã đóng tài khoản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa mở tài khoản tại ngân hàng thì phải lập bản cam kết về việc doanh nghiệp chưa mở tài khoản.
Bước 1: Công bố thông tin giải thể
Chủ sở hữu phải thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Trong quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung sau:
-
Tên, địa chỉ chính của doanh nghiệp
-
Lý do giải thể
-
Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng kể từ ngày thông qua quyết định giải thể
-
Phương án xử lý các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hợp đồng lao động
-
Họ, tên, chữ ký của người sử dụng lao động
Bước 2: Phải tổ chức thanh lý tài sản.
Công ty TNHH một thành viên phải trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
Bước 3: Gửi quyết định giải thể doanh nghiệp đến các cơ quan, tổ chức liên quan
Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp (nếu có). Đồng thời quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Bước 4: Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
Khi thanh toán các khoản nợ, doanh nghiệp bạn cần lưu ý khi thanh toán phải thanh toán theo thứ tự sau:
+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
+ Nợ thuế;
+ Các khoản nợ khác.
Bước 5: Gửi đề nghị giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh:
Sau khi thanh toán xong bạn gửi đề nghị giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng kí kinh doanh trong vòng 5 ngày kể từ ngày thanh toán xong. Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của các bên liên quan, cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin về thủ tục giải thể công ty TNHH một thành viên. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG MỚI NHẤT NĂM 2022
- THÀNH LẬP CÔNG TY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIẢI THỂ CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TẠI HÀ NỘI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TẠI QUẬN 7 MỚI NHẤT NĂM 2022
- Thủ tục thành lập công ty kinh doanh quần áo may mặc
- Cách thức thành lập công ty TNHH một thành viên kinh doanh đồ gia dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Lựa chọn loại hình công ty như thế nào cho phù hợp
- Thủ tục bổ sung thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty
- Thành lập công ty sản xuất gia công vàng trang sức
- Lý do nên lựa chọn thành lập công ty cổ phần
- Tăng giảm vốn điều lệ công ty như thế nào
- Thành lập công ty cổ phần kinh doanh thực phẩm
- Thông tin đáng lưu ý đối với công ty cổ phần