THỦ TỤC ĐĂNG KÍ ĐỔI TÊN DOANH NGHIỆP NĂM 2022
Mục lục
Trong quá trình hoạt động, việc đổi tên công ty rất phổ biến và nó tạo ra những thuận lợi không nhỏ đối với quá trình kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty cần lưu ý những hồ sơ, thủ tục gì? Trong phạm vi bài viết “Thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp năm 2022” Luật Doanh Trí sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp những thắc mắc về thủ tục pháp lý trên với những thông tin mới nhất.
Thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp năm 2022
1. Căn cứ pháp lý.
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp;
2. Điều kiện đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp.
Điều kiện đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp
- Tên của doanh nghiệp đặt đúng theo quy định tại điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp 2020:
+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
Loại hình doanh nghiệp;
Tên riêng.
+ Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
+ Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
- Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
- Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó.
- Theo Khoản 1 Điều 65 Nghị định 01/2021/NĐ-CP doanh nghiệp không được thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
+ Đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp;
+ Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;
+ Doanh nghiệp đang trong tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”.
Xem thêm: Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
3. Hồ sơ đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp
Tại Điều 48 Nghị định số 01/2021/NĐ- CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp gồm:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
+ Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc đổi tên doanh nghiệp.
Xem thêm: Thủ tục thay đổi thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên
4. Trình tự thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp.
Trình tự thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ.
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.
Bước 3: Trả kết quả.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty
Nếu Quý khách hàng mong muốn được giúp đỡ và sử dụng dịch vụ tư vấn về thay đổi tên doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất.
Xin vui lòng liên hệ theo hình thức sau :
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau ly hôn được thực hiện như thế nào tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân như thế nào
- Thủ tục đăng ký kết hôn lại tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình không có giấy tờ nhà đất tại Hà Nội năm 2022
- Quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng mới nhất năm 2022
- Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất năm 2022
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận mã số mã vạch
- CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
- THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 2023
- Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm những gì
- Thủ tục hồ sơ xin visa (thị thực) Việt Nam