Đang gửi...

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất tại Hà Nội mới nhất năm 2022

Lượt xem 471
Cơ sở tôn giáo sử dụng đất là những cơ sở được Nhà nước cho phép hoạt động bao gồm: các đền, chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác quản lý, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất cho các cơ sở tôn giáo vẫn luôn được quan tâm và đẩy mạnh. Đến nay, tình hình sử dụng đất và việc cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo trên địa bàn Hà Nội đạt tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn, Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất tại Hà Nội mới nhất năm 2022 ”. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất cho các cơ sở tôn giáo là một vấn đề thu hút nhiều sự chú ý của toàn dân toàn Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Vì vậy việc hiểu rõ về trình tự, thủ tục cấp loại giấy này đối với mỗi người  là cần thiết. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Luật Doanh Trí sẽ giúp quý vị khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

1. Cơ sở pháp lý

- Luật đất đai 2013;

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính;

- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT về việc quy định chi tiết Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

- Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi Thông tư quy định hướng dẫn Luật Đất đai;

- Quyết định 13/2017/QĐ-UBND quy định về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Điều kiện để cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Điều kiện để cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 102 Luật Đất đai 2013, Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Được Nhà nước cho phép hoạt động;

- Không có tranh chấp;

- Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.

Xem thêm: Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất năm 2022

3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo.

 Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đối bổ sung tại Thông tư 33/2017/TT-BTNMT và Thông tư 09/2021/TT-BTNMT hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo bao gồm:

- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;

- Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

- Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);

- Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08a/ĐK và 08b/ĐK ;

- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);

- Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng tôn giáo.

5. Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo.

Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo.

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cơ sở tôn giáo phải thực hiện các công việc sau để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

Bước 1: Rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo các nội dung sau đây:

- Tổng diện tích đất đang sử dụng;

- Diện tích đất cơ sở tôn giáo phân theo từng nguồn gốc: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; nhận chuyển nhượng; nhận tặng cho; mượn của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tự tạo lập; nguồn gốc khác;

- Diện tích đất mà cơ sở tôn giáo đã cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mượn, ở nhờ, thuê;

- Diện tích đất đã bị người khác lấn, chiếm.

 Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra thực tế, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất và quyết định xử lý theo quy định.

- Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó để giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi về sử dụng đất của các bên phù hợp với thực tế;

- Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì giải quyết như đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khác theo quy định của pháp luật đất đai;

- Diện tích đất mở rộng cơ sở tôn giáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; bị lấn, bị chiếm; đang có tranh chấp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Trường hợp diện tích đất sử dụng đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ sở tôn giáo.

Trên đây là ý kiến giải đáp về Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất tại Hà Nội mới nhất năm 2022.  Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Xem thêm: Phân biệt đất cơ sở tôn giáo và đất tín ngưỡng mới nhất năm 2022

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải