Đang gửi...

Phân biệt đất cơ sở tôn giáo và đất tín ngưỡng mới nhất năm 2022

Lượt xem 499
Đất cơ sở tôn giáo và đất tín ngưỡng là 2 loại đất nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp. Đặc điểm chung của 2 loại đất này là chúng đều được sử dụng ổn định lâu dài. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người dân vẫn còn chưa thể phân biệt được 2 loại đất này. Để giúp người dân được rõ hơn, Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Phân biệt đất cơ sở tôn giáo và đất tín ngưỡng mới nhất năm 2022”. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Việt Nam là đất nước đa tín ngưỡng, tôn giáo nên việc hiểu rõ về những vấn đề liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng là việc nên làm. Một trong số đó là vấn đề đất cơ sở tôn giáo và đất tín ngưỡng. Vậy hai loại đất nó có điểm giống và khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật Doanh Trí sẽ giúp quý khách hàng giải đáp các vấn đề pháp lý phân biệt đât cơ sở tôn giáo và đất tín ngưỡng mới nhất năm 2022.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Đất đai 2013;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.

2. Đất cơ sở tôn giáo

                                                    Đất cơ sở tôn giáo

Căn cứ Điều 159 Luật Đất đai 2013

- Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc:

+ Chùa

+ Nhà thờ

+ Nhà nguyện

+ Thánh thất

+ Thánh đường

+ Niệm phật đường

+ Tu viện

+ Trường đào tạo riêng của tôn giáo

+ Trụ sở của tổ chức tôn giáo

+ Các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.

Xem thêm: Vi phạm pháp luật về đất đai bị xử lý như thế nào?

3. Đất tín ngưỡng

                                                   Đất tín ngưỡng

Căn cứ Điều 160 Luật Đất đai 2013

- Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình sau:

+ Đình

+ Đền

+ Miếu

+ Am

+ Từ đường

+ Nhà thờ họ.

- Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải:

+ Đúng mục đích

+ Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng tôn giáo.

4. Điểm khác nhau giữa đất cơ sở tôn giáo và đất tín ngưỡng

                            Điểm khác nhau giữa đất cơ sở tôn giáo và đất tín ngưỡng

Thứ nhất, giống nhau

Những người theo tôn giáo sẽ có những tín ngưỡng phù hợp với từng loại tôn giáo và sinh hoạt tín ngưỡng khác nhau. Nhưng nhìn chung họ đều tin vào những thứ mang tính tâm linh và không hề nhìn thấy những đó hay sờ được. Những người theo tôn giáo hay tín ngưỡng đều tin vào những đều mà cho rằng mắt thường không thấy được, việc tin tưởng và thờ cúng này đa phần đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá thể với nhau, giữa cá thể với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình dựa trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi theo tấm gương sáng của những đấng bậc được tôn thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín ngưỡng đó.

Việc thờ cúng này đều được thể hiện qua việc thờ, cúng viếng những mô hình tượng tạc, hay tranh ảnh của các vị đấng linh thiêng họ tin tưởng. Việc thờ cúng được thực hiện hằng tháng, dịp lễ hay sự kiện nào đó quan trọng.

Thứ hai, khác nhau

+ Tôn giáo được cấu thành dựa trên 4 yếu tố như giáo giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó.

Giáo chủ ở đây được hiểu là người sáng lập ra tôn giáo ấy (ví dụ như Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Mô ha mét sáng lập ra đạo Hồi,…);

Giáo lý và giáo luật là những lời dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ hoặc được thể hiện qua kinh thánh, văn bản, giáo điều được gọi là giáo luật; Những giáo luật này thường mang những nội dung giáo dục con người, làm theo lẽ phải, sống lương thiện…nhưng không được trái với quy định của pháp luật, những giáo luật là những điều luật do giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó.

+ Việc một người chỉ tham gia một tôn giáo duy nhất không bị quy định theo pháp luật tuy nhiên, đây được xem là một điều kiện bắt buộc đối với mỗi người. Đã tha gia một đọa nào đó thì sẽ không thể tham gia đạo khác mà chỉ có thể tham gia tín ngưỡng hoặc nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, người phụ nữ vừa có tín ngưỡng thờ cụ kỵ tổ tiên, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng, bà ấy còn ra đình lễ Thánh. Cũng tương tự như vậy, một người đàn bà vừa có tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng còn ra miếu, ra chùa làm lễ Mẫu,…

+ Mỗi tôn giáo đều sẽ có những hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế, bài khấn. Hệ thống kinh điển của tôn giáo được chia theo từng loại như phật giáo thì có những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo,… Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát chầu văn mà những người cung văn hát trong các miếu thờ Mẫu không phải là kinh điển.

Chúng ta thường hay thấy mỗi một tôn giáo sẽ có những giáo sĩ hay nhà sư hành đạo chuyên nghiệp, họ được đào tạo thậm chí có thể đào tạo theo chương trình và theo nghề suốt đời, đồng thời có thể ảnh hưởng đến các thế hệ sau này. Tuy nhiên, trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp cả. Các tăng sĩ Phật giáo và các giáo sĩ đạo Công giáo đề là những người làm việc chuyên nghiệp và hành đạo suốt đời (có thể có một vài ngoại lệ, nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít). Còn lại nhiều người chỉ thực hiện công việc khi có dịp, phần lớn thời gian còn lại họ sẽ trở về nhà làm những công việc khác, và như vậy không phải là người làm việc thờ Thánh chuyên nghiệp.

Trên đây là ý kiến giải đáp về thủ tục thành lập công ty 100% vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cơ sở tôn giáo tại Hà Nội.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải