THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT NĂM 2023
Mục lục
Hiện nay, chính sách dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế, chính sách hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, để được hưởng các ưu đãi đó doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Dưới đây Luật Doanh Trí cung cấp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ mới nhất năm 2023.
1. Doanh nghiệp khoa học công nghệ là gì?
Theo Luật Khoa học và công nghệ 2013, Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Nói cách khác, doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ kết quả khoa học và công nghệ.
2. Điều kiện trở thành doanh nghiệp KHCN
Nghị định 13/2019/NĐ-CP về Doanh nghiệp khoa học và công nghệ quy định, để được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Là công ty được đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020
- Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận. Theo hướng dẫn của Bộ Khoa học công nghệ tại công văn số 1048/BKHCN-PTTTDN, doanh nghiệp thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Doanh nghiệp có năng lực tạo ra kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định. Năng lực tạo ra kết quả KH&CN được thể hiện ở việc doanh nghiệp tự nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện, tạo ra kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận.
- Doanh nghiệp có năng lực ứng dụng kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định. Năng lực ứng dụng kết quả KH&CN được thể hiện ở việc doanh nghiệp đảm bảo được các điều kiện cần thiết để triển khai ứng dụng kết quả KH&CN vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu (đối với các doanh nghiệp đã thành lập từ đủ 5 năm trở lên). Các doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm không cần đáp ứng điều kiện về tỷ lệ doanh thu.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp khoa học công nghệ
Hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ bao gồm:
- Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo mẫu .
- Nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp nộp một trong các loại văn bản sau:
- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
- Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật
- Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng
- Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước
- Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ
- Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.
- Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ.
4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp khoa học công nghệ
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ được quy định như sau:
Bước 1: Nộp bộ hồ sơ như trên tại cơ quan có thẩm quyền
Cơ quan có thẩm quyền là Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học và công nghệ đối với các trường hợp được quy định tại khoản 2, điều 5 Nghị định 13/2019/NĐ-CP. Đối với các trường hợp khác, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Khoa học và Công nghệ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2:Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp nhận được phản hồi của cơ quan có thẩm quyền về tính hợp lệ của hồ sơ, trong đó nêu rõ tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung và thời hạn sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét việc cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trong trường hợp kết quả khoa học và công nghệ có liên quan đến nhiều ngành nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau có nội dung phức tạp, thời hạn cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 3:Công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thông tin về tên, địa chỉ và danh mục sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Thủ tục cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học Công nghệ mới nhất năm 2023. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG MỚI NHẤT NĂM 2022
- THÀNH LẬP CÔNG TY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIẢI THỂ CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TẠI HÀ NỘI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TẠI QUẬN 7 MỚI NHẤT NĂM 2022
- Thủ tục thành lập công ty kinh doanh quần áo may mặc
- Cách thức thành lập công ty TNHH một thành viên kinh doanh đồ gia dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Lựa chọn loại hình công ty như thế nào cho phù hợp
- Thủ tục bổ sung thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty
- Thành lập công ty sản xuất gia công vàng trang sức
- Lý do nên lựa chọn thành lập công ty cổ phần
- Tăng giảm vốn điều lệ công ty như thế nào
- Thành lập công ty cổ phần kinh doanh thực phẩm
- Thông tin đáng lưu ý đối với công ty cổ phần