Đang gửi...

Thành lập văn phòng đại diện của công ty có vốn đầu tu nước ngoài mới nhất năm 2022

Lượt xem 326
Với sự phát triển đa dạng của nền kinh tế, các doanh nghiệp phát triển đa dạng về các ngành nghề kinh doanh. Doanh nghiệp có quyền thành lập các chi nhánh cũng như văn phòng đại diện nhằm thực hiện các công việc hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh sản xuất. Việc thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Vậy trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện của công ty có vốn đầu tư nước ngoài có những điểm gì khác biệt hay không? Trong phạm vi bài viết “Thành lập văn phòng đại diện của công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất năm 2022” Luật Doanh Trí sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp những thông tin trên. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Trong quá trình phát triển và mở rộng kinh doanh, các doanh nghiệp thường hướng đến việc sẽ thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện nhằm có thêm công cụ giúp tìm hiểu, mở rộng và phát triển thị trường. Những vấn đề gắn liền với văn phòng đại diện như tên, con dấu, thuế,… là những vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp thường quan tâm khi thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện. Trong phạm vi bài viết này Luật Doanh Trí sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp những thông tin trên.

Thành lập văn phòng đại diện của công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất năm 2022

I. Căn cứ pháp lý.

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

II. Văn phòng đại diện là gì?

Theo Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Về nguyên tắc, văn phòng đại diện của tổ chức kinh tế nói chung không được phép tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận mà chỉ có chức năng xúc tiến, tìm kiếm, thúc đẩy và hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế mà mình đại diện. Hoạt động của văn phòng đại diện về bản chất là đại diện cho tổ chức kinh tế và trên cơ sở ủy quyền của tổ chức đó. Đặc điểm này giúp phân biệt văn phòng đại diện và chi nhánh của pháp nhân. Chi nhánh của pháp nhân được phép tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với hoạt động của pháp nhân và trên cơ sở giấy phép hoạt động của chỉ nhánh.

Xem thêm: Thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

III. Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện để chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty được đi vào hoạt động là phải đáp ứng các điều kiện thành lập và đã tiến hành đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện tại Phòng đăng ký kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp khi có đủ điều kiện thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện và có nhu cầu thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện cần phải tiến hành đăng ký thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện sau:

- Văn phòng đại diện chỉ được thành lập sau khi công ty được thành lập

- Tên văn phòng đại diện bắt buộc bao gồm tên công ty kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” ….

- Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện chức năng giao dịch. Do đó trưởng văn phòng đại diện chỉ được ký các hợp đồng và đóng dấu bằng dấu của văn phòng đại diện đới với các giao dịch phục vụ hoạt động của văn phòng đại diện như ký hợp đồng thuê nhà cho văn phòng, hợp đồng lao động với nhân sự của văn phòng, mua bán vật dụng hoạt động của văn phòng….

- Trưởng văn phòng đại diện không được ký hợp đồng phát sinh hoạt động kinh doanh. Khác với địa điểm kinh doanh, vẫn được phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh.

- Địa chỉ trụ sở của văn phòng đại diện công ty không được là nhà tập thể, nhà chung cư (tương tự như trụ sở của công ty).

- Mặc dù văn phòng đại diện không phát sinh các thủ tục với cơ quan thuế. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi địa chỉ của văn phòng đại diện khác quận, huyện vẫn phải thực hiện xác nhận nghĩa vụ thuế với Chi cục thuế cũ. Do vậy, doanh nghiệp cần lưu ý việc lựa chọn địa chỉ phù hợp khi thành lập văn phòng đại diện để tránh phát sinh thay đổi địa chỉ khác quận. Khác với địa điểm kinh doanh khi doanh nghiệp có sự thay đổi địa chỉ địa điểm kinh doanh không cần thực hiện thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế tại Chi cục thuế.

Xem thêm: Quy định về tên doanh nghiệp, tên chi nhánh và văn phòng đại diện

IV. Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện bao gồm:

- Thông báo thành lập văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

- Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu văn phòng đại diện.

V. Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.

Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng đại diện

Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ theo mục III.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện.

Bước 3: Giải quyết.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Việc lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức lập văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.

Xem thêm: Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện

Nếu Quý khách hàng mong muốn được giúp đỡ và sử dụng dịch vụ tư vấn về thủ tục thành lập văn phòng đại diện có vốn đầu tư nước ngoài, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất.

Xin vui lòng liên hệ theo hình thức sau :

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

 

 

 

 

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải